Muỗi là loài trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết… Mặc dù tuổi thọ của muỗi khá ngắn nhưng vòng đời phải trải qua 4 giai đoạn mới trở thành muỗi trưởng thành. Hãy cùng Diệt côn trùng Anh Thư tìm hiểu vòng đời của muỗi để có thể dễ dàng trong việc tìm cách ngăn chặn sự sinh sản của chúng.

Vòng đời của muỗi gồm 4 giai đoạn

Trứng

Muỗi cái có nhiệm vụ đẻ trứng khi đã đủ lượng máu. Trung bình mỗi lần muỗi cái đẻ cách nhau khoảng 3 ngày nếu đã có đủ lượng máu mà chúng đã hút. Muỗi đẻ theo từng đợt và trứng muỗi sẽ phát triển trên mặt nước tạo thành bè trứng. Chúng trôi nổi trên mặt nước với số lượng khoảng 200 trứng.

Trứng muỗi

Trứng muỗi


Một số đặc điểm của trứng muỗi:

  • Ngoài việc sinh sản trên mặt nước, vài loài muỗi còn chọn những vùng đất ẩm ướt để đẻ trứng. Nước là thành phần thiết yếu giúp cho trứng phát triển.
  • Trung bình trong điều kiện lý tưởng khoảng 48 giờ là trứng đã có thể nở thành ấu trùng – giai đoạn 2 của vòng đời muỗi.
  • Trung bình một lần số lượng sẽ từ 100 đến 200 trứng, trong vòng đời của muỗi cái nó sẽ đẻ khoảng 5 lần như vậy.
  • Nếu thời tiết khắc nghiệt lạnh hơn thì có khi 1 tuần trứng mới nở.
  • Số lượng trứng đẻ được tùy thuộc vào lượng máu mà nó đã hút.
  • Nếu trứng không gặp được nước có khi mất hơn một năm để nở, nhưng được tiếp xúc với môi trường nước chúng sẽ nở ngay.

Ấu trùng (lăng quăng)

Ấu trùng là giai đoạn thứ 2 trong vòng đời phát triển của muỗi. Nhiều người thường hay gọi ấu trùng là lăng quăng. Những ấu trùng sẽ ăn các vi sinh vật trong nước và ngoi lên mặt nước để hít thở. Ấu trùng sẽ trải qua 4 lần lột xác và lớn dần qua các lần lột.
Hầu hết lăng quăng đều có một ống truyền để thở. Tuy nhiên với lăng quăng trưởng thành, chúng không có ống truyền mà phải nằm song song với mặt nước để có nguồn cung cấp oxi thông qua lỗ thở. Số khác thì chọn cách ký sinh trên thực vật để hấp thụ oxi.
Trong lần lột xác cuối cùng ấu trùng sẽ tiến hóa thành nhộng. Việc phát triển từ ấu trùng thành nhộng mất khoảng từ 7-14 ngày. Điều này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường mà ấu trùng đang sinh sống.Ấu trùng muỗi sẽ ăn các chất hữu cơ có trong nước như tảo và các vi sinh vật. Chúng thường sống trên bề mặt nước và chỉ lặn xuống đáy nếu mặt nước bị khuấy động.

Ấu trùng (lăng quăng)

Ấu trùng (lăng quăng)

Nhộng (cung quăng)

Nhộng (còn được gọi là cung quăng) là giai đoạn phát triển thứ 3 trong vòng đời của muỗi:

  • Trong giai đoạn này, những con nhộng chỉ tập trung vào việc nghỉ ngơi chứ không ăn.
  • Tuy nhiên chúng có những phản ứng với một vài thay đổi nhỏ.
  • Trong giai đoạn này, nhộng di chuyển khá nhiều với cái đuôi của nó.
  • Chúng quẫy đuôi về phía dưới giúp cho việc di chuyển xa hơn và mạnh mẽ hơn.
  • Nhộng cần khoảng 2 ngày để phát triển thành muỗi trưởng thành.
Nhộng (cung quăng)

Mộng (cung quăng)

Muỗi trưởng thành

Sau khi tách ra từ nhộng thì muỗi sẽ nghỉ ngơi trên mặt nước trong một thời gian ngắn để hong khô các bộ phận trên cơ thể. Một con muỗi trưởng thành có kích thước từ 5-20mm và cơ thể được chia thành 3 bộ phận rõ rệt đầu, ngực, bụng.
Sau khi đủ cứng cáp chúng sẽ bay đi và thực hiện nhiệm vụ của chúng:

  • Muỗi đực hút mật hoa, nhựa cây để tồn tại
  • Muỗi cái hút máu người, động vật để nuôi trứng và sinh sản.
  • Muỗi trưởng thành có thể bắt đầu đi kiếm ăn tự nhiên. Tùy theo từng loài, môi trường sống, giới tính, đặc điểm thì mỗi loài sẽ có tuổi thọ riêng. Tuy nhiên chúng đều cần trải qua 4 giai đoạn phát triển giống nhau.
Muỗi trưởng thành

Muỗi trưởng thành

Tuổi thọ của muỗi

Theo các nghiên cứu, tuổi thọ của muỗi khoảng 20 ngày. Tuổi thọ có thể cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào yếu tố: Giới tính, điều kiện môi trường, và đặc điểm từng loài.

  • Trong điều kiện bình thường muỗi cái có thời gian sống lâu hơn và trung bình một con muỗi cái tuổi thọ kéo dài trong khoảng 2 tháng.
  • Sau khi thực hiện nhiệm vụ sinh sản 50% muỗi cái sẽ chết.
  • Tuy nhiên đối với muỗi đực chúng có thời gian sống ít hơn nhiều so với muỗi cái, là sau mỗi lần giao phối chúng chỉ có thể sống thêm được từ 10 đến 15 ngày rồi sẽ chết.

1. Tuổi thọ của muỗi theo giới tính

Muỗi đực

Muỗi đực


Ở điều kiện bình thường, muỗi cái có tuổi thọ khoảng 2 tháng. Và trong vòng đời của chúng, chúng sinh sản khoảng 6-8 lần. Vòng đời của muỗi đực ngắn hơn so với muỗi cái. Chúng hút nhựa cây để tồn tại và sau khi giao phối vòng đời của muỗi sẽ kết thúc trong khoảng 10-15 ngày.

2. Tuổi thọ của muỗi theo nhiệt độ và đặc điểm từng loài

Muỗi Culex truyền bệnh viêm não Nhật bản

Muỗi Culex truyền bệnh viêm não Nhật bản


Tuổi thọ của muỗi tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Ví dụ loài muỗi Culex tarsalis có tuổi thọ khoảng 14 ngày ở nhiệt độ 21 độ C. Tuy nhiên ở nhiệt độ 27 độ C chúng chỉ có tuổi thọ là 10 ngày. Muỗi Culex, Aedes, Anophen… mỗi loài đều có tuổi thọ khác nhau.
Loài muỗi có tuổi thọ ngắn nhất chỉ có 4 ngày, muỗi nhà có tuổi thọ 15 ngày và muỗi có khả năng di chuyển đường dài có tuổi thọ lên đến 50 ngày.

Tập tính của loài muỗi

  • Muỗi có tập tính chích đốt máu người vào buổi sáng hoặc buổi chiều, đa số thường chích đốt máu và trú đậu để nghỉ ở ngoài nhà nhưng tại các đô thị, thành phố vùng nhiệt đới
  • Chỉ muỗi cái mới đốt người vì chúng cần protein để đẻ trứng.
  • Nó có tập tính đẻ trứng, chích đốt máu, trú đậu ở trong nhà và chung quanh nhà.
  • Muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, môi trường sống của chúng là những nơi ẩm ướt như bình hoa, những nơi nước đọng, chậu cây…
  • Trong suốt vòng đời của mình thì muỗi vằn không di chuyển quá 200m.
  • Muỗi vằn đẻ trứng xuống nước, từ trứng nở ra những ấu trùng ,sau một thời gian thì dần từ nhộng biến thành muỗi và bay lên khỏi mặt nước.
  • Vòng đời của muỗi phụ thuộc vào môi trường và điều kiện tự nhiên.

Xem thêm: Hướng dẫn cách phòng chống, diệt muỗi hiệu quả nhất 

LIÊN HỆ CÔNG TY ANH THƯ
By Huỳnh Anh Duy -
5/5 - (1 bình chọn)

Bài Viết Liên Quan

Cùng chuyên mục:

Tin Tức

To top

0938040014
0344933669