Chuột cống là một trong những sinh vật gây hại thường gặp nhất trong các khu dân cư. Ngoài việc phá hoại tài sản, chuột cống còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh dịch hạch, bệnh vàng da,… Dưới đây là một số thông tin có thể bạn chưa biết về loài sinh vật này. Hiểu được tập tính và thói quen của chúng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm ra phương pháp ngăn chặn và diệt trừ hiệu quả.

Thông tin chung về chuột cống

Chuột cống là loài gặm nhấm có kích thước trung bình, có đuôi dài, thuộc siêu họ Muroidea. Phổ biến nhất là chuột nâu và chuột đen, chúng có mặt ở khắp mọi ngóc ngách trên trái đất.
Tập tính sinh sống
Chuột cống chủ yếu hoạt động về đêm, xâm nhập vào nhà khi mùa thu đến, nguồn thức ăn dần trở nên cạn kiệt. Chuột hay chuột cống có thể gặm xuyên qua hầu như bất cứ thứ gì, bao gồm nhựa và ống dẫn, chỉ để tìm được thức ăn và nước uống.
Nơi ở
Chuột cống có tính xã hội cao và thường làm nơi trú ẩn ở gần nhau. Chúng ta có thể phát hiện chuột cống ở khắp mọi nơi:

  • Trên các cánh đồng, đất canh tác, bên trong các cấu trúc, công trình xây dựng,…
  • Gần bờ sông, trong thùng rác, đống gỗ, dưới tấm bê tông,…
  • Tầng hầm, nhà kho, nhà bếp,…

Chuột cống có tính cộng đồng cao

Không chỉ chuột cống mà hầu hết các loài chuột đều sống tình cảm và có tính cộng đồng cao. Trái với suy nghĩ của con người về chuột cống – loài vật hôi hám và bẩn thỉu, chuột lại cực kì “sạch sẽ”. Chúng dành ra vài tiếng mỗi ngày chỉ để chải chuốt cho bản thân và cho các thành viên trong nhóm.
Chúng chăm sóc những thành viên bị thương trong nhóm, và khi không có bạn đồng hành, chuột cống cũng có xu hướng trở nên trầm cảm. Chuột cống có biểu hiện rung mắt và nghiến răng khi chúng cảm thấy hạnh phúc.
Chuột cống - Những điều này bạn đã biết chưa?

Chuột cống có thể chui vào nhà qua toilet

Chuột cống, đúng với đặc điểm tên gọi của nó, có khả năng bơi lội rất giỏi. Chúng khỏe đến nỗi có thể bơi liên tục 3 ngày mà không cần nghỉ. Điều này đồng nghĩa với việc chúng có thể lội ngược đường cống và chui ra từ toilet nhà bạn.
Vì vậy, nếu muốn ngăn chặn sự xâm nhập của chuột, khi không dùng đến nhà tắm, hãy bịt lỗ thoát nước lại. Đồng thời, đừng quên đóng cửa phòng tắm ngay khi sử dụng xong.

Chuột có thể cười

Khi chơi đùa, chuột cũng trải nghiệm cảm giác mà nhà khoa học, nhà nghiên cứu Jaak Panksepp gọi là “niềm vui xã hội”. Vì vậy, chúng cũng cảm thấy buồn cười và biết cười.
Tuy nhiên, không phải là tiếng cười khúc khích hay sảng khoái mà bạn có thể tưởng tượng được. Trên thực thế, chuột cống cười bằng cách phát ra những tiếng kêu chói tai, gây khó chịu.

Chuột cống có tính thích ứng cực kì cao

Chuột cống có khả năng sinh tồn, khả năng thích ứng với môi trường cực kỳ kinh khủng. Chúng thậm chí có thể vượt qua nghịch cảnh để tiến hóa.
Nhiều bài báo đã từng đề cập về một đàn chuột đã sống sót qua sự cố phát nổ lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986. Sau đó, chúng đã đột biến thành chuột khổng lồ và trở nên hung hãn. Khi bị bắt về làm thí nghiệm, chúng tấn công cả các nhà khoa học tới nghiên cứu. Cuối cùng, chính quyền buộc phải huy động quân đội để xóa sổ hoàn toàn đám chuột này.

Chuột cống có thể cắn người?

Chuột cống thường sẽ bỏ chạy khi thấy người. Tuy nhiên, nếu bị “dồn vào đường cùng”, chúng sẵn sàng cắn trả để thoát thân.
Đám quái vật này sở hữu cặp răng cửa vừa dài vừa sắc, có thể tạo ra lực cắn lên tới 3200 kg. Một nhà khoa học đã từng bị chuột cắn, với chiếc răng của chúng cắm vào tận xương.
Vào những năm 40, từng có nhà khoa học thí nghiệm cho chuột uống máu người. Sau đó ông đã kết luận rằng chuột có thể hình thành thói quen thèm khát uống máu tươi nếu được cho uống mỗi ngày. Điều này sau đó đã trở thành một trong những ý tưởng quen thuộc, thường xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, nơi mà chuột cống thống trị thế giới và con người lúc này trở thành “thức ăn” của chúng.
Chuột cống - Những điều này bạn đã biết chưa?

Có tồn tại khái niệm “vua chuột”?

Trước tiên, phải khẳng định rằng, theo khoa học, điều này hoàn toàn không có căn cứ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vội mừng.
“Vua chuột” đúng là có thật nhưng nó không tồn tại với nghĩa miêu tả một con đầu đàn khổng lồ, gánh vác trách nhiệm dẫn dắt cả đàn như kiến chúa hay ong chúa. Đây chỉ đơn giản là hiện tượng những con chuột bị dính đuôi với nhau mà không gỡ ra được. Hiện tượng này có thể là bẩm sinh, cũng có thể là do sau khi sinh ra, máu hay chất nhầy xung quanh làm chúng dính lại với nhau và không được vệ sinh sạch sẽ nên dần dần không thể gỡ ra được nữa. Số lượng chuột bị dính đuôi vào nhau nhiều nhất được ghi nhận lên tới 32 con.
Vì lẽ đó, chúng không thể tự đi kiếm mồi, hoàn toàn trở thành một đám “vô dụng”. Nhưng vì chuột nói chung và chuột cống nói riêng có tính bầy đàn cao, nên những con khác trong đàn sẵn sàng kiếm thức ăn về và chia lại cho những con chuột xấu số này. Biệt danh “vua chuột” chính là chỉ cách những con khác “nuôi nấng” đám chuột này cho đến khi chúng chết.
Về mặt lịch sử, hiện tượng này liên quan đến nước Đức, nơi được báo cáo là phát hiện nhiều “vua chuột” nhất. Có một khoảng thời gian, điều này bị nghi ngờ không có thật, là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, sau khi thực sự phát hiện “vua chuột” lần đầu vào thế kỉ XVI, con người đã dần tin tưởng vào hiện tượng này. “Vua chuột” cũng từ đó mà xuất hiện trong những tác phẩm văn học hay điện ảnh.
Trên đây là một số thông tin thú vị về loài chuột nói chung và chuột cống nói riêng. Mong rằng ngoài việc thu thập được kiến thức hữu ích, các bạn cũng có thể dựa vào một vài mẹo nhỏ bên trên để ngăn chặn việc chuột cống xâm nhập, phá hoại tài sản trong nhà.

By Huỳnh Anh Duy -

Bài Viết Liên Quan

Cùng chuyên mục:

Tin Tức

To top

0786394313
0967691139