Loài mối có tên khoa học là Isoptera. Thuộc nhóm côn trùng, có họ hàng gần với loài gián, có tập tính sống theo đàn. Đôi khi người ta gọi mối là kiến trắng nhưng trong thực tế chúng không có họ hàng gì với kiến, thậm chí 2 loài còn tấn công lẫn nhau. Mối từng được phân loại riêng là bộ Cánh bằng. Tuy nhiên, dựa trên ADN người ta nghiêng về giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, cho rằng mối có quan hệ họ hàng gần nhất với các loài gián ăn gỗ.
Gần đây một số tác giả đề xuất là mối nên được phân loại như là một họ duy nhất, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên phần lớn những nhà nghiên cứu vẫn coi mối là nhóm có tên khoa học là Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loài nội bộ của mối.

Tổ chức xã hội của loài mối

1. Mối chúa (mối hậu)

Mối chúa đầu nhỏ, nhưng bụng thì căng tròn to; cỡ ngón tay cái, có thể dài 12 – 15cm. Chúng có bộ phận sinh dục rất phát triển. Tuổi thọ trung bình của chúng có thể tới 10 năm. Lúc đầu đẻ ít nhưng sau 4-5 năm khi bộ phận sinh dục trưởng thành, chúng có thể sinh 8000-10000 trứng/ ngày.
Nhìn chung, mối chúa chẳng khác gì một “cỗ máy đẻ” khi cả vòng đời có thể lên đến 25 – 50 năm của nó chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng. Mối chúa là côn trùng rất quý hiếm, thân hình trắng, căng mọng, to tròn, thân to, đầu nhỏ. Mối chúa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và được nhiều người săn đón.
Mùa sinh sản của chúng thường vào giữa tháng 5 hoặc 6. Mối cánh dài bay ra tổ và rụng cánh sẽ tìm mối để giao phối. Sau 10 ngày sẽ bắt đầu đẻ trứng. Sau khoảng 1 tháng thì ấu trùng ra đời. Qua nhiều lần lột xác sau hai tháng, ấu trùng đó sẽ trở thành mối lính và mối thợ.
Ngoài ra các nhà khoa học ở Nhật Bản đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chúng có thể sinh sản bằng hình thức hữu tính và vô tính.

Loài mối

Loài mối chúa là một cỗ máy sinh sản

2. Mối thợ

Chúng có cơ thể nhỏ, các chi thì phát triển, chiếm số đông trong một tổ mối, từ 70-80%. Chúng gánh vác mọi công việc trong tổ như xây tổ, chuyển trứng, hút nước, làm đường, nuôi mối non,…Mối thợ dùng đồ ăn và bùn cho dính vào nhau để xây tổ. Tổ mối có tổ chính và tổ phụ. Ở châu Phi, có loài mối xây dựng tổ trên mặt đất thành gò cao đến 10m và rất vững chãi giống như một pháo đài của riêng chúng.

Loài mối

Loài mối thợ chiếm số lượng lớn trong đàn

3. Mối lính

Chúng được phân hóa từ mối thợ, số lượng không nhiều. Nhiệm vụ chủ yếu là canh gác và tấn công. Cặp hàm trên của chúng rất phát triển. Có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi tấn công có thể phun chất dịch làm tê liệt đối phương. Giác quan 2 bên miệng của chúng khá đặc biệt, mất đi khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

Loài mối

Loài mối lính với cặp càng chắc khỏe

4. Mối cánh

Mối cánh là mối sinh sản có cánh tách ra khỏi đàn và lập nên đàn mới. Mối đực và mối cái bắt cặp với nhau, tìm một điều kiện thích hợp để giao phối. Chúng hay bị nhầm lẫn với loài kiến cánh.

Loài mối

Loài mối cánh thường tách đàn để bay đến nơi khác

Môi trường sống của loài mối

Mối sống ở các châu lục trên thế giới. Chủ yếu sống ở nơi có khi hậu ôn đới, cận nhiệt đới và những nơi có khí hậu ấm áp.
Mối sinh sản và sống nhiều ở các vùng đất ẩm thấp và dọc theo bờ biển. Một số loài mối ở Bắc Mỹ đã thích nghi được với nhiệt độ lạnh hơn. Cho phép chúng mở rộng phạm vi hoạt động tới các ngôi nhà và cánh rừng về phía bắc.
Loài mối sử dụng rất nhiều cách thức khác nhau để có thể tồn tại thích nghi và gia tăng dân số của mình. Chúng sinh sống và phát triển ở nhiều lục địa với đa dạng giống loài:
Châu Âu có 10 loài mối. Bắc Mỹ có hơn 50 loài mối. Phổ biến nhất là:

  • Mối đất: gây thiệt hại khoảng 75 đến 80% về kinh tế
  • Mối gỗ khô: gây thiệt hại 20 đến 25% về kinh tế
  • Mối gỗ ấm: gây thiệt hại 0 đến 5% về kinh tế

Châu Phi có tới hơn 1.000 loài mối

Vòng đời của loài mối

Loài mối

Vòng đời của loài mối

  • Giai đoạn 1: Trứng mối được sinh ra từ cặp mối đầu tiên của tổ hoặc từ lứa thứ 2 trong đàn.
  • Giai đoạn 2: Trứng mối sau 1 thời gian sẽ phát triển thành ấu trùng
  • Giai đoạn 3: Sau một vài lần lột xác, ấu trùng sẽ nở ra nhộng con
  • Giai đoạn 4: Dưới sự chăm sóc của mối thợ, nhộng con sẽ phát triển thành mối trưởng thành
  • Giai đoạn 5: Lúc này mối trưởng thành có thể phát triển thành 1 trong 3 loại là mối chúa, mối thợ, mối lính.

Với những tổ vừa mới được hình thành, nhộng con của lứa đầu tiên thường phát triển thành mối thợ. Các loại mối khác dần dần xuất hiện ngẫu nhiên ở các lứa tiếp theo.

Sinh sản của loài mối

Vào đầu tháng 5 hay 6, mối cánh dài từ trong tổ bay ra. Sau đó thì rụng cánh và bò tìm mối cái để giao phối. Gặp điều kiện thích hợp thì chui vào tổ để sinh sản. Mối đực chuyên giao phối, còn mối hậu (mối chúa) là mối cái chuyên đẻ trứng. Chúng là nền để tổ mối mới sinh sôi nhiều hơn. Sau khi làm tổ được 10 ngày thì mối đẻ trứng. Một tháng sau thì ấu trùng được sinh ra. Trong 2 tháng, qua vài lần lột xác chúng lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Thức ăn của loài mối

Thức ăn của mối chủ yếu là chất xenlulo trong gỗ. Mối thợ có giác quan 2 bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng chắc chắn. Xenlulo là chất khó tiêu hóa nhưng trong đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra chất dung môi có thể phân giải được xenlulo thành đường.

Phân loại loài mối theo thức ăn

1. Mối gỗ khô

Đây là loài gây nguyên nhân chính cho các thiệt hại về công trình, kiến trúc bằng gỗ. Loài mối gỗ khô ưa thích việc xây tổ trong các thân gỗ khô. Thay vì tiêu thụ nước thì chúng lại hấp thụ nước từ gỗ và môi trường ẩm thấp. Chúng ẩn nấp và âm thầm tàn phá nặng nề trong lòng gỗ. Cho đến khi chúng ta phát hiện gỗ bị hư hại nặng nề đến mặt ngoài thì đã quá muộn. Đây là lý do khiến chúng ta phải liên tục chú ý đến những đặc điểm đồ vật đã bị mối gỗ khô tấn công.
Sau khi tiêu hóa gỗ, thì chúng sẽ đẩy chất thải ra phía ngoài tổ. Đây chính là dấu hiệu điển hình nhất để ta nhận biết được đồ gỗ đã bị mối tấn công.

Loài mối

Loài mối gỗ khô

2. Mối gỗ ẩm

Mối gỗ ẩm thường hay làm tổ trong những khúc gỗ chết. Chúng sở hữu thân hình to lớn dị thường khoảng 3cm. Loài côn trùng này là kẻ thù của các công trình văn hóa, di tích lịch sử lâu đời.

Loài mối

Loài mối gỗ ẩm

3. Mối đất

Nếu như mối gỗ khô chuyên ẩn nấp trong gỗ, thì mối đất lại thích làm tổ trong lòng đất. Chúng có thể xây tổ phía dưới công trình kiến trúc, dẫn đến hiện tượng sụt lún rất nguy hiểm. Mối đất chọn lòng đất, mùn để xây tổ bởi độ ẩm ở những nơi này cao hơn nhiều so với gỗ. Với điều kiện lý tưởng như vậy, nên mối đất có khả năng bành trướng tổ cực lớn. Tổ mối có thể rộng từ 20 đến 25 mét, có thể chứa đến cả triệu cá thể mối.

Loài mối

Loài mối đất

Tác hại của loài mối

Mối là loài côn trùng có hại cho các công trình xây dựng, các vật dụng bằng gỗ. Khả năng ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê chắn, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống…, thậm chí phá hủy nhiều tài liệu tập sách quý giá… Vì vậy ta phải phòng chống mối cho công trình để đề phòng tác hại của mối
Do lối sống bầy đàn với số lượng cá thể cực lớn. Để ngăn chặn lại tác hại của mối, không thể chỉ tiêu diệt từng cá thể đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý phòng chống sự xâm nhập của đàn mối. Người ta còn tìm nhiều biện pháp để diệt tận gốc cả hệ thống tổ. Với mục tiêu quan trọng là phải diệt được mối chúa.
Có thể phát hiện tổ của loài mối gỗ khô một cách đơn giản. Thông qua hoạt động đục gỗ thành các đường dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi trú ngụ. Do tổ mối của loài này hình thành từ những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn được gọi là mối cát. Để tiêu diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị phun trực tiếp vào tổ.
Tổ của chúng phần nhiều nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panel. Tổ phụ thường xuất hiện ở góc tường, trần nhà,… Để tiêu diệt tổ mối, người ta thường dùng phương pháp hóa học hay sinh học. Phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm chất độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tận gốc cả tổ mối và mối chúa.

  • Phá huỷ các thiết bị điện tử, và hệ thống cáp điện ngầm.
  • Gây tác hại cho các công trình, sụt, lún nền, móng của công trình.
  • Mối làm ẩm mốc và thải ra các loại khí có hại cho sức khỏe người trong môi trường không khí kín.
  • Phá huỷ các công trình được xây dựng bằng gỗ, làm hỏng kết cấu.
  • Gặm nhấm các tài liệu, các vật liệu bằng gỗ, giấy
  • Gây sụt, lún các bờ đê, thân đê, đập làm rỗng và gây rò rỉ.
  • Gặm nhấm các thân cây, làm đổ gãy, chết cây trồng.
  • Tác hại của mối gây ra có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế xã hội, và đặc biệt là đối với con người.

Nhân viên đang phun thuốc

Loài mối rất gây hại nên ta phải tiêu diệt tận gốc chúng


XEM THÊM: Những cách diệt mối tại nhà hiệu quả tận gốc

Các dấu hiệu của loài mối

1. Các đường mui trên tường

Mối đất xây các đường mui để trú ẩn bằng bùn, đất và bụi bẩn để di chuyển nguồn thức ăn mà không bị phát hiện. Các đường này có kích thước cỡ bằng đồng tiền. Thường xuất hiện trên tường bên ngoài và bên trong dẫn vào nhà.

đường mui trên tường

Các đường đi của loài mối

2. Sự xuất hiện mối dự bị (mối cánh) hoặc mối rụng cánh

Dấu hiệu của việc mối xâm nhập đầu tiên mà mọi người thường phát hiện là sự xuất hiện của mối cánh. Dấu hiệu khác thường gặp là các cánh mối rụng trên sàn nhà hoặc những nơi có nguồn sáng. Mặc dù mối có thể mau chóng biến mất sau khi tìm được bạn tình của mình. Việc phát hiện cánh mối là dấu hiệu chắc chắn của việc mối lập đàn ở trong nhà.

3. Các kết cấu gỗ bị ăn rỗng ruột và lớp mặt gỗ mỏng như giấy

Mối thường ăn gỗ từ phía trong ra ngoài, để lại một lớp gỗ bề mặt hay lớp sơn mỏng. Vì vậy khi bạn gõ vào khu vực bị mối ăn, nó sẽ phát ra âm thanh rỗng hoặc tiếng như giấy. Do các phần (hay toàn bộ) của gỗ đã bị mối ăn mất.

Gỗ bị hư hại

Các vật liệu gỗ bị loài mối ăn rỗng ruột

4. Cửa ra vào hoặc cửa sổ khó mở

Mối ăn gỗ và thải ra phân của chúng để tạo môi trường bảo vệ ngăn hơi nóng và độ ẩm. Vì vậy làm cho gỗ phồng lên, làm cho chúng khó mở hay đóng lại. Bạn có thể dựa vào đặc điểm này để nhận biết dấu hiệu của mối.

5. Khoảng rỗng trong gỗ

Còn được gọi là các đường hầm của mối, hơi khó thấy từ bên ngoài. Mối làm tổ thường có một số lỗ ăn thông từ khe rỗng ra bên ngoài cấu kiện gỗ. Lỗ có đường kính khoảng 1mm và chúng thường xuyên thải phân qua những lỗ này

6. Phân mối

Sau khi ăn, mối ăn gỗ khô thường để lại các ụ phân có màu nâu và như hạt cát. Các viên phân thường nằm phía dưới nơi gỗ bị phá hại. Phân của loài mối gỗ khô có dạng hạt cải, khô cứng, dài khoảng 1mm.

Loài mối

Phân của loài mối có dạng hạt cát


XEM THÊM: Cách sử dụng thuốc diệt mối và hộp nhử mối an toàn và hiệu quả nhất 

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Vòng đời của mối gồm những giai đoạn nào?
=> Trứng -> Ấu trùng -> Nhộng -> Mối trưởng thành
2. Phân loại loài mối theo thức ăn như thế nào?
=> Mối được chia thành 3 loại: Mối gỗ khô, mối gỗ ẩm, mối đất
3. Tổ chức xã hội của loài mối như thế nào?
=> Mối được phát triển thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có chức năng nhiệm vụ riêng: mối chúa, mối thợ, mối lính, mối cánh.

LIÊN HỆ CÔNG TY ANH THƯ
By Huỳnh Anh Duy -

Bài Viết Liên Quan

Cùng chuyên mục:

Tin Tức

To top

0786394313
0967691139