Rắn là một loài động vật săn mồi lợi hại. Một số loài có tuyến nọc độc để hạ gục con mồi một cách nhanh chóng. Do đó, rắn cũng là một loài động vật nguy hiểm đối với con người. Hãy cùng tìm hiểu một số cách phòng chống xua đuổi rắn ra khỏi nhà đơn giản sau đây.

Cách đuổi rắn trong nhà

Rắn là loài bò sát thích những nơi ẩm thấp mát mẻ và kín đáo. Vào mùa hè, khả năng rắn bò vào nhà khá cao. Nếu bạn vô tình thấy rắn trong nhà, bạn không nên hoảng sợ và cố giết chết chúng vì khả năng chúng cắn bạn sẽ rất cao. Điều này sẽ nguy hiểm hơn nếu chúng là rắn độc. Hãy đối xử nhẹ nhàng để đuổi rắn ra ngoài.
Bạn cần chuẩn bị một cây gậy dài hoặc chổi cán dài. Nhẹ nhàng đẩy con rắn ra khỏi nhà. Nếu có cây kẹp bắt rắn, hãy dùng chúng để kẹp giữ phần đầu rắn rồi sau đó cho vào bao hoặc thùng và đậy kín lại.
Nếu chắc chắn là loài rắn đó không có độc thì bạn có thể bắt chúng bằng tay. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bạn hãy đeo găng tay cao su, sau đó luồn một cây gậy dưới đầu con rắn và dùng tay kia nhấc nửa thân sau của con rắn lên. Bạn cũng có thể bắt rắn bằng cách nắm chặt đầu nó.
bắt rắn bằng cây
Nếu phát hiện rắn ở trên mặt đất, ta có thể dùng một tấm chăn hoặc mền dày chụp lên nó. Con rắn sẽ cảm thấy an toàn hơn khi ở trong bóng tối và không nhìn thấy gì, nó sẽ bớt hung hãn lại. Sau đó tìm vật nặng đè quanh mép chăn để con rắn không thoát ra ngoài được.
Nếu con rắn đang nằm ở một góc khuất như ngăn kéo, góc tủ thì nên để yên nó. Sơ tán mọi người ra ngoài và tìm sự trợ giúp của người chuyên về rắn.
Rắn thường núp ở chỗ khuất

Cách đuổi rắn ở ngoài

Một trong những cách tự nhiên để xua đuổi lũ rắn là để chúng tự rời đi. Tốt nhất là bạn nên tránh xa chúng vì dù rằng chúng không có độc thì chúng cũng cắn rất đau. Ngoài ra bạn có thể dùng vòi xịt nước để đuổi chúng. Bạn chỉ cần dùng vòi tưới nước phun lên con rắn cho đến khi nó bò ra khỏi nhà.

Rắn sọc và những loài rắn không nguy hiểm khác là những đối tượng thích hợp để bạn có thể áp dụng phương pháp này.
Nếu rắn nằm dưới hồ, hãy sử dụng một chiếc vợt rồi nhẹ nhàng vớt nó ra khỏi hồ sau đó cho chúng vào thùng hoặc bao đậy kín.
vớt rắn ra khỏi hồ
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng để bẫy rắn để bắt chúng. Bạn có thể tận dụng các hộp nhựa hoặc giấy, sau đó mở một đầu hộp rồi đặt thức ăn để dụ rắn chui vào trong. Cuối cùng là bạn chờ con rắn chui vào hộp và nhẹ nhàng đóng hộp lại là xong.

Cách ngăn rắn quay trở lại

1. Phát quang bụi rậm, cắt tỉa cây cối

Môi trường sống đặc trưng của rắn là những đám cỏ cao và bụi rậm. Cho nên việc thường xuyên xén cỏ và cắt tỉa bụi rậm sẽ làm mất nơi trú ngụ của rắn
phát quang bụi rậm là cách để đuổi rắn

2. Loại bỏ nguồn thức ăn của rắn

Chuột, dế và những loại côn trùng khác sẽ là thức ăn quen thuộc của loài rắn. Những nơi có nhiều chuột và côn trùng sẽ là nơi sống lý tưởng của loài rắn. Do vậy để ngăn rắn bạn cần phải xua đuổi chuột và các loại côn trùng ra khỏi nhà mình. Và để ngăn loài chuột bạn cần dọn dẹp vệ sinh nhà thường xuyên, đậy kín các thức ăn thừa và phải bảo quản thức ăn kỹ càng.

3. Bịt tất cả các lỗ hổng trong nhà

Để ngăn rắn chui vào nhà qua các lỗ hổng, bạn cần kiểm tra quanh nhà. Nếu phát hiện thấy có lỗ hổng hay vết nứt, cần trám lại ngay bằng keo trám hoặc keo bọt nở.

4. Trồng cây là cách để đuổi rắn

Có thể kể đến một vài loại cây đuổi rắn như cây nén, sả, hoa lan tỏi… Đây là những loại cây khiến rắn tránh xa nhà bạn. Đặc biệt, rắn lục đuôi đỏ rất nhạy cảm với mùi nên tác dụng của việc trồng cây sẽ càng hiệu quả nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây sắn dây. Mùi nhựa của cây sẽ làm cho lũ rắn khó chịu và bỏ đi.
Trồng hoa lan tỏi là cách đuổi rắn

5. Tự làm dung dịch xua đuổi rắn

Trộn muối hạt cùng với một phần tỏi nghiền với tỷ lệ 1:1. Sau đó rắc xung quanh lối vào nhà, sân vườn hoặc bất cứ nơi nào mà bạn không muốn rắn xuất hiện. Hỗn hợp này sẽ giúp ngăn chặn các con rắn bén mảng tới ngôi nhà bạn.

6. Dùng bột hùng hoàng để đuổi rắn

Bột hùng hoàng từ lâu đã được biết đến như là một chất cấm kỵ với rắn. Bột hùng hoàng là một hợp chất có tên hóa học là arsenic sulfide. Chúng có màu vàng cam và có mùi khó chịu đặc trưng. Đây cũng được xem là chất kịch độc đối với rắn làm chúng phải sợ hãi tránh xa.
Chỉ cần rải bột này ở xung quanh nhà, lối đi… là bạn hoàn toàn có thể xóa nỗi lo về rắn. Tuy nhiên đây cũng là một chất hóa học khá độc đối với con người nên cũng không được khuyến cáo sử dụng.
cách đuổi rắn với bột hùng hoàng

7. Nuôi chó mèo để đuổi rắn

Có một đặc điểm của loài rắn mà rất ít người biết đến, chính là rắn rất sợ tiếng sủa của chó, mèo. Chính vì vậy mà việc nuôi chó hoặc mèo trong nhà có thể xua đuổi rắn, đồng thời cũng ngăn chặn chuột xâm nhập. Từ đó hạn chế tối đa khả năng bị rắn xâm nhập vào nhà.

Tại sao rắn thích vào nhà sống

Rắn là loài bò sát hoang dã sống ngoài tự nhiên. Thức ăn của rắn là cóc, ếch, nhái, chuột, sâu bọ. Tuy nhiên, ở Đồng bằng sông Cửu Long có loài rắn rầu sống ở các ao hồ chuyên ăn loài tảo xanh. Và trên tây nguyên hay có rắn hổ mang, cạp nia, cạp nong, rắn lục đuổi đỏ và rắn mối Mỗi khi thời tiết hanh khô và nóng bức loài rắn thích vào nhà để tìm nơi ẩn nấp tốt hơn. Nếu nhà bạn có nhiều chuột, hoặc nuôi vịt, gà, thì cũng dễ thu hút rắn tìm đến nhà bạn.

Làm gì khi rắn bò vào nhà?

  • Bạn hãy thật bình tĩnh làm theo những cách sau đây nhé, không nên hoảng loạn có thể gây nguy hiểm
  • Để yên cho con rắn tìm đường thoát ra.
  • Gọi cho cơ quan kiểm soát động vật nếu bạn lo rằng con rắn hổ mang có nọc độc.
  • Dùng cây để lùa con rắn không có nọc độc vào một thùng rác lớn.
  • Nếu bị rắn cắn, bạn hãy quan sát xem chỗ bị cắn có 2 dấu răng nanh hay không? nếu có là rắn độc.
  • Dùng vòi nước xịt vào rắn, ép chúng bỏ đi.
  • Nếu có rắn trong nhà bạn hãy đặt bẫy để bắt rắn an toàn.
  • Cần lấy dây thun hoặc vải cột chặt, vị trí ngay trên chỗ vết cắn, và lập tức đi gặp bác sĩ, chú ý không nên đi bộ, phòng nọc độc di chuyển nhanh hơn vào tim sẽ rất nguy hiểm tính mạng.

Xem thêm: Các loại côn trùng có lợi cho cây trồng và con người

LIÊN HỆ CÔNG TY ANH THƯ
By Huỳnh Anh Duy -

Bài Viết Liên Quan

Cùng chuyên mục:

Tin Tức

To top

0786394313
0967691139