Ong chúa là loại côn trùng giàu chất dinh dưỡng và đây cũng chính là loại thức ăn dành cho con ong chúa. Vậy các bạn đã hiểu rõ hơn về loài ong chúa này chưa. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem đặc điểm của loài ong chúa này nhé.
Ong chúa là gì?
Ong chúa là một con ong trưởng thành, đã giao phối sống trong một thuộc đàn ong hoặc tổ ong mật, con ong chúa thường là mẹ của hầu hết, nếu không phải tất cả, những con ong trong tổ ong. Ong chúa phát triển từ ấu trùng được lựa chọn bởi con ong thợ và cho ăn đặc biệt để trưởng thành về tình dục.
Nguồn dinh dưỡng để nuôi ong chúa chính là sản phẩm được tiết ra từ tuyến họng hầu của con ong thợ mới 7 ngày tuổi. Sản phẩm này được chúng ta gọi là sữa ong chúa. Sữa ong chúa chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất giúp ấu trùng ong có vóc dáng to lớn gấp đôi ong bình thường. Khi lớn lên ong chúa sẽ trở thành con đầu đàn của đàn ong.
Ấu trùng được chọn để trở thành ong chúa sẽ sống trong các mũ chúa từ khi còn nhỏ cho tới khi trưởng thành. So với các con ong thợ chỉ được nuôi bằng sữa ong chúa trong vòng 3 ngày thì ong chúa được nuôi 100% bằng nguồn dinh dưỡng tiết ra từ tuyến họng hầu của ong thợ.
Chức năng của con ong chúa trong một đàn ong
Nhiệm vụ của con ong chúa
Được chọn và nuôi dưỡng trong môi trường đặc biệt cũng như nguồn dinh vô cùng phong phú nên ong chúa cũng có trách nhiệm khá quan trọng. Nhiệm vụ đầu tiên của ong chúa là chịu trách nhiệm sinh sản để duy trì phát triển đàn ong. Nhiệm vụ thứ 2 của ong chúa chính là quản lý điều hành đàn ong giống như một chế độ xã hội.Ong chúa bụng thường to, cánh ngắn, thân hình to hơn các con ong thợ
Ong chúa quản lý đàn ong như thế nào?
Vào những năm 60 của thế kỷ 20 tại Paris các nhà côn trùng học đã phát hiện ra cách quản lý đàn ong của ong chúa vô cùng đặc biệt nhờ tuyến nước bọt. Ong chúa muốn truyền mệnh lệnh hay phát ra tín hiệu để các cong ong trong đàn tuân lệnh chỉ cần tiết ra nước bọt trong không gian đàn ong. Khi nhận được tín hiệu từ ong chúa các con ong trong đàn sẽ làm theo mệnh lệnh.
Các nhà khoa học cũng đã thử nghiệm bằng cách làm cho ong chúa ngừng tiết ra nước bọt thì ngay lập tức ong chúa không được coi trọng, tất cả các con ong trong bầy không theo lệnh của ong chúa. Điều này đã cho thấy quyền lực của ong chúa hoàn toàn phụ thuộc vào tuyến nước bọt.
Trong một đàn ong có bao nhiêu con ong chúa
Thực tế cho thấy ong chúa là con có quyền lực cao nhất trong đàn ong vì vậy mà mỗi đàn ong chỉ tồn tại một con ong chúa mà thôi. Khi đàn ong xuất hiện con ong chúa thứ 2 thì có hai trường hợp xảy ra. Một là con ong chúa cũ đã già cần được thay thế. Hai là đàn ong sẽ sớm tách thành một đàn mới.
Con ong chúa sẽ nở trong bao nhiêu ngày?
Theo tự nhiên, trong các loài ong thì con ong chúa sẽ nở sau 12 ngày không tính khoảng thời gian xây mũ chúa để nuôi dưỡng ấu trùng ong.
Trên đây là những thông tin về con ong chúa và nhiệm vụ của ong chúa trong một đàn ong. Nếu bạn đang tìm mua sữa ong chúa ở tp.HCM hay mật ong, phấn hoa ong hãy liên hệ với Kala. Kala chuyên cung cấp mật ong, phấn hoa ong, sữa ong chúa hàng nguyên chất.
Đặc điểm sản phẩm của Kala
- 100% nguyên chất
- Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Không chất bảo quản
- Luôn có mức chiết khấu tốt cho khách hàng làm đại lý và mua số lượng nhiêu
- Đặc biệt sữa ong chúa Kala có chứa chất 10 – HDA có tác dụng phá hủy tế bào gây ung thư và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và xạ trị
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Hàn Quốc
Đặc điểm nổi bật của ong chúa
- Cơ thể ong chúa lớn có cánh ngắn và bụng thon dài cân đối bên trong chứa 2 buồng trứng phát triển. Phần lưng, ngực rộng và toàn thân ong chúa có màu vàng đen hoặc nâu đen.
- Một con ong chúa thực sự được coi là chúa khi nó đẻ ra các cấp ong con và cai trị cả đàn ong. Khi chưa đẻ trứng thì ong chúa vẫn được xem là một con ong cái bình thường.
- Ong chúa nở ra như những trứng khác, nhưng ấu trùng của ong chúa sẽ được nuôi đặc biệt từ tuyến nước bọt bởi những con ong thợ (sữa ong chúa), sữa ong chúa này được chuẩn bị dành riêng cho ong chúa
- Ong chúa mới nở sẽ bắt đầu cuộc sống của mình bằng việc đấu tranh với những con ong chúa mới nở khác, chúng sẽ tiêu diệt các đối thủ khác để tranh giành quyền lực dù cho trứng chưa nở.
- Ong chúa là một con ong cái đã phát triển hoàn chỉnh, là “người mẹ” lớn nhất và quyền lực nhất trong tổ ong, nó có nhiệm vụ đẻ trứng để duy trì nòi giống.
- Ong chúa tiết ra chất Pheromone – đây là chất có khả năng làm những con cái khác trở nên “vô sinh” để duy trì quyền lực của mình.
- Mỗi đàn ong (tổ ong) chỉ có 1 ong chúa. Nếu tổ ong có từ 2 ong chúa trở nên thì đàn ong sẽ sớm tách ra. Hoặc ong chúa mới được sinh ra để thay thế cho ong chúa cũ đã già yếu.
Tuổi thọ trung bình của ong chúa
- Ong chúa nở 1-2 ngày, ong thợ huấn luyện hệ cơ bằng cách rung lưng, lắc cánh, đuổi ong chúa chạy nhiều lần.
- 3-5 ngày ong chúa tập định hướng cửa tổ, mỗi lần bay 3-5 lần vào buổi chiều lúc trời nắng đẹp lặng gió
- 5-8 ngày ong chúa bay đi giao phối với ong đực.
Ong chúa là mẹ của cả tổ ong, nó được ong thợ chăm sóc rất kỹ lưỡng và được ăn những thức ăn bổ dưỡng nhất dù cho đàn ong đang khan hiếm thức ăn. Vì thế mà tuổi thọ ong chúa khá dài, trung bình là 3 năm có khi lên đến 5 – 6 năm. Tuy nhiên, lúc ong chúa sung sức nhất là trong 1 – 2 năm đầu. Ong chúa càng già thì trứng đẻ ra có khả năng không thụ tinh rất lớn. Khi chất Pheromone tiết ra càng ít thì lúc ấy ong thợ sẽ xây mũ chúa và cấp tạo chúa mới.
Xem thêm: Ong sợ mùi gì nhất? Cách để xua đuổi ong hiệu quả