Các loài ong được xem là vô cùng quen thuộc với đời sống của con người. Chúng đem lại rất nhiều công dụng: Giữ vai trò lớn trong việc thụ phấn cho cây, cung cấp mật cho con người,…

Tìm hiểu chung về các loài ong

Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc một số thông tin chung của loài ong như vị trí phân bổ, thức ăn của chúng,…. giúp bạn hiểu rõ hơn về loài côn trùng này.

Ong thường phân bố ở đâu?

Ong là loài côn trùng được tìm thầy ở hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực như Châu Á, Trung và Nam Mỹ,… Nơi có khí hậu nóng ẩm, phù hợp với điều kiện sống của chúng.
Đa số các loài ong đều có tập tính xã hội, sống bầy đàn vì vậy chúng thường xây tổ và sống chung với số lượng lớn, có thể lên tới hàng ngàn cá thể, có sự phân biệt giai cấp. Đa số các loài ong thường làm tổ trên các thân cây, bụi rậm, kẽ đá, trần nhà, vách hiên,…Thậm chí có loài ong còn làm tổ ở dưới lòng đất. Bên cạnh đó, có một số loài ong được nuôi ở các nông trại với mục đích lấy mật.

Thức ăn của ong là gì?

Thức ăn chủ yếu của các loài ong bao gồm mật hoa và các loài côn trùng khác như sâu, bướm, nhện, dế,… Ngoài ra, chúng còn ăn các loại thực phẩm lỏng như nhựa cây, mật hoa, trái cây, nước bọt ấu trùng. Đặc biệt đối với một số loài, chúng thường ăn thịt ấu trùng của các loài ong khác để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho mình.

Tổng hợp các loài ong thường gặp ở Việt Nam và thế giới

Trong họ nhà các loài ong, có một số loài mang trong mình lượng nọc độc lớn, gây ra nguy hiểm tới mạng sống của con người chỉ sau 1 cú đốt.
Tuy nhiên, cũng có một số loài không có nọc độc, nhưng lại khiến bạn ngứa ngáy, đau rát khi bị chúng đốt.

Tổng hợp tên các loài ong độc – Nguy hiểm cho con người

Ong vò vẽ

Ong vò vẽ là loài ong quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực miền quê, trung du, đồi núi. Loài ong này thuộc họ ong bắp cày, bụng tròn, cơ thể có sự đan xen giữa các khoang màu đen và vàng. Ngòi của chúng không có ngạnh, tức là không liên kết sâu vào cơ thể, nên chúng có khả năng chích, đốt nhiều lần mà không mất ngòi.
Loài ong này được mệnh danh là loài ong “sát thủ” bởi lẽ chúng là loài ong độc. Nọc của chúng có những chất gây sốc phản vệ nhanh, đau buốt, sưng nề, khiến các bộ phận như gan, thận bị tổn thương nặng, nếu nặng có thể dẫn tới suy hô hấp.
Vết chích sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng đau đớn, nếu bị đốt với số lượng ong lớn, đôi khi có thể nguy hiểm tới cả sức khỏe và tính mạng của bạn.

Ong bắp cày

Ong bắp cày được biết đến là họ ong có số lượng đông đảo và đa dạng nhất, phân bố rộng rãi trên toàn trái đất.
Cơ thể mỗi loài có những màu sắc khác nhau, trong đó phổ biến là màu nâu, đen, vàng hoặc sự đan xen giữa các màu sắc này với các dải sọc khác nhau. Có những loài rất to lớn như: Ong bắp cày Nhật Bản,…
Nhìn chung, đa số các loài ong trong họ này đều có độc, nọc của một số loài có chứa các Acetylcholine và một số dịch cực độc có thể phân hủy các mô ở người.
Chính vì vậy, khi bị ong bắp cày đốt, bạn có thể bị sốc, tê liệt thần kinh và nếu không cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ong mặt quỷ

Ong mặt quỷ có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Đặc điểm nổi bật của loài này là có khuôn ngực màu nâu sẫm, đen.
Phần đầu có màu vàng nâu với hai chiếc râu phân đốt màu nâu đen. Bụng có sự xen kẽ giữa các dải màu sắc khác nhau, trong đó, ở dải rộng đầu tiên gần với phần ngực có màu nâu sẫm, tiếp tục đan xen giữa các dải màu vàng, nâu vàng hoặc màu nâu đỏ ở cuối bụng.
Chúng là một trong những loài ong độc nhất trên thế giới, không chỉ gây tổn thương da mà nó còn nguy hại tới tính mạng của con người nếu không kịp thời cứu chữa.

Ong mồ hôi

Ong mồ hôi lần đầu tiên được tìm thấy ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Khác với nhiều loài ong khác, ong mồ hôi có đôi mắt ghép, giúp chúng thích nghi với đời sống về đêm, hoạt động và tìm kiếm nguồn thức ăn dễ dàng hơn.
Với tập tính sống bầy đàn và tấn công “hội đồng”, ong mồ hôi được xác nhận là một trong những loài ong “đáng gờm” và có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Có thể gây nóng rát, đau đớn, ngứa ngáy, hôn mê sâu cho nạn nhân.

Ong đất

Ong đất là một loài ong độc, thuộc họ ong mật. Cơ thể có kích thước nhỏ bé, chỉ dài khoảng 5mm và được bao phủ bởi màu vàng nâu hoặc nâu xám kết hợp với những dải màu đen tuyền rõ nét.
Được biết đến là loài ong có nọc độc khá nguy hiểm, khi bị ong đốt sẽ gây đau buốt, sưng tấy và khó chịu và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng với các triệu chứng sốt, sốc nhiệt, co rút, dị ứng,.. Nếu như không được điều trị cứu chữa kịp thời.

Các loài ong mật, ong không có độc

Ong nghệ

Ong nghệ là một chi thuộc họ nhà ong mật, phân bố chủ yếu ở các khu vực thuộc bán cầu Bắc, Nam Mỹ. Loài ong này thường có kích thước nhỏ hơn so với những loài ong mật khác, lông dày, có màu đen xen kẽ sọc vàng.
Một điểm đặc biệt của các loài ong là chúng là loài đẻ nhờ và không xây tổ. Nhìn chung, loài ong này khá hiền lành, không chủ động tấn công con người, khi loài ong này đốt có thể gây đau rát, sưng nhưng sẽ không nguy hiểm cho tính mạng con người.

Ong vàng

Ong vàng được biết đến là loài ong hiền lành với thân hình nhỏ, ít lông, cơ thể có sự đan xen giữa những dải sọc màu vàng và đen.
Chúng giúp ích rất lớn cho người nông dân trong việc thụ phấn cho cây trồng. Loài ong này thường không chủ động tấn công mà chỉ tự vệ khi gặp nguy hiểm, đe dọa. Vết chích không có độc nhưng có thể gây ngứa, đau, khó chịu cho nạn nhân.

Ong bầu

Ong bầu thuộc họ ong mật, bao gồm rất nhiều loài và phân bố rộng rãi trên khắp trái đất. Đặc điểm nổi bật của chúng là cơ thể phân đốt, được bao phủ bởi một lớp màu đen tuyền, thân mũm mĩm, khá to. Trên cơ thể ong có những sợi lông tơ mềm, mịn màu đen nhạt, ở giữa ngực cũng có những sợi lông màu vàng nhạt.
Vì là loài thuộc họ các loài ong mật, vậy nên đa số nọc của chúng đều không có độc, cũng có loài có độc tố nhẹ, nhưng chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, nếu bị chích phải bạn sẽ có cảm giác đau, sưng nhẹ và khó chịu.
Ngoài ra, nếu bị đốt nhiều thì có khả năng gây dị ứng, dẫn đến sốc mẫn cảm, những trường hợp này cần được điều trị kịp thời.

Ong khoái

Ong khoái được biết đến là loài ong mật khổng lồ ở khu vực Đông Nam Á với kích thước khoảng 17 – 20mm. Loài ong này có màu xanh, lông tơ mềm màu vàng bao phủ ở phần lưng.
Chúng thường làm tổ trên các cành cây cao, vách núi đá,… Kích thước tổ rất lớn, lên tới hơn 1m và được đánh giá là loài ong hoang dã cho mật nhiều nhất, bởi mỗi năm, mỗi tổ chúng có thể cho tới 35 – 40 lít mật. Đây là một loài ong khá hung dữ, và chúng thường tấn công theo bầy đàn nếu gặp phải sự đe dọa, nguy hiểm.

Ong ruồi

Ong ruồi là một loài ong thuộc họ ong mật, thường sống ở các khu vực có điều kiện nhiệt độ ấm áp như khu vực Châu Á. Kích thước nhỏ, đầu to, cơ thể thon dài.

By anhthu -
Rate this post

Bài Viết Liên Quan

Cùng chuyên mục:

Tin Tức

To top

0938040014
0344933669