Gián là côn trùng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và gây hại cho con người đồng thời cũng là nỗi ám ảnh chị em phụ nữ trong quá trình dọn dẹp nhà cửa. Gián thường trú ẩn ở những nơi ẩm thấp và khó tìm như, nhà vệ sinh, kẽ tường, hố hốc, kẽ tủ, tủ đựng bát đĩa và đồ ăn, nơi để các thiết bị truyền thanh, truyền hình và các dụng cụ điện. Nhiều người khi thấy gián xuất hiện sẽ ngay lập tức đập gián chết ngay lúc đó. Vậy điều đó liệu có tốt không. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Gián – “quái vật” sống dai, ăn tạp và hôi hám bậc nhất
Theo các nhà côn trùng học, gián là loài côn trùng ăn tạp vì chúng ăn được tất cả các loại thức ăn của con người. Món “khoái khẩu” nhất là các loại thức ăn có tinh bột và đường như sữa, bơ, bánh ngọt.
Khi không có thức ăn ngon, chúng sẽ nhấm nháp cả bìa gáy sách, thậm chí đế giày, tấm lót giày, máu người, phân… Kinh dị hơn nữa là “gặm” luôn cả tế bào chết ở móng chân, móng tay của trẻ em, người lớn đang ngủ ngon giấc.
Chưa hết, sinh vật này còn vừa ăn vừa “nhả” những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và phân rải rác khắp nơi. Những chất bài tiết, cùng tuyến mùi hôi trên cơ thể gián có mùi khó chịu đặc trưng, bám lại rất lâu ở những vật dụng chúng đi qua.
Đập gián bằng dép – bạn đã phát tán vi khuẩn nhiều lần
Với nhiều người, khi phát hiện gián, họ thường dùng dép làm vũ khí để hạ gục “kẻ thù”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, vào thời điểm chúng ta dùng dép đập bẹp gián, gián sẽ bị đập nát cũng là lúc vi khuẩn trên cơ thể chúng bắn ra ngoài môi trường.
Lượng vi khuẩn này bao gồm cả kí sinh trùng, thậm chí cả các vi sinh vật… và sẽ lan truyền trực tiếp vào không khí. Đấy là còn chưa nói, việc chúng ta đập gián xong lại hồn nhiên mang chiếc dép đó đi khắp nơi, càng làm lây lan mầm bệnh.
Vì thế, thay vì tiêu diệt chúng bằng dép, bạn hãy tạo thói quen vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hoặc chế tạo, sử dụng những chiếc bẫy gián bằng lon bia, dùng thuốc xịt côn trùng… để có thể đuổi “kẻ thù không đội trời chung” này ra khỏi nhà nhé!
Một số thông tin thú vị về loài gián
- Gián nặng nhất thế giới: loài gián tê giác ở Australia có trọng lượng tới 30gam.
- Gián nhỏ nhất hành tinh: Danh hiệu này thuộc về một loài gián ở Bắc Mỹ có tên khoa học Attaphila fungicola, có chiều dài vỏn vẹn 3mm – nhỉnh hơn so với con kiến lửa.
- Gián có sải cánh lớn nhất: Loài Megaloblatta blaberoides phân bố ở Trung và Nam Mỹ có sải cánh dài tới 185mm.
- Gián gây ồn nhất: Loài gián sống ở vùng Madagascar, phát ra âm thanh xì xì kéo dài.
- Gián biết giả chết : bạn có thể kiểm nghiệm điều này trong thực tế : bạn dùng dép đập một con gián chúng sẽ nằm đơ ra như kiểu đã chết nhưng hãy quan sát 1 thời gian bạn sẽ bất ngờ đấy.
- Gián cũng có thể học : Một nghiên cứu thú vị của các nhà khoa học nhật cho thấy loài gián cũng có khả năng học và ghi nhớ thông tin.
- Gián là loài đồng trinh: nói thế này là vì loài gián có thể không cần phải có con đực mà vẫn có khả năng sinh sản. Tuy thế nhưng loài gián rất “mắn đẻ”, chúng thường đẻ từ 40-60 con trong một chu kỳ sinh sản. Một số con cái chỉ giao phối 1 lần mà có thể tiếp tục mang thai cả đời.