Ong chính là loài côn trùng vừa có hại lại vừa có lợi cho con người. Những tổ ong xuất hiện trong nhà sẽ không được hoan nghênh, nhưng cũng có những người nuôi chúng để khai thác mật ong phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng nên cảnh giác với những hiểm nguy mà chúng gây ra, đặc biệt là những loài có độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Giới thiệu chung về loài ong


Ong có tên khoa học là Anthophila là loài côn trùng có tập tính xã hội rất cao tương tự như kiến và mối. Chúng có thể sống đơn lẻ hoặc tập hợp theo đàn để xây dựng cho mình một vương quốc với mỗi đàn sẽ có ong chúa, ong thợ và ong non… Mỗi con sẽ nhận một nhiệm vụ riêng biệt để xây dựng “vương quốc” của chúng ngày càng lớn mạnh.
Tổ tiên của loài ong là ong bắp cày thuộc họ Crabronidae, thức ăn ban đầu của chúng là các loài côn trùng. Ong hiện nay có nhiều loài khác nhau, mỗi loài có một tập tính khác nhau. Có những loại được con người nuôi để khai thác kinh tế, tuy nhiên cũng có một số loài lại rất nguy hiểm cho con người.
Nguồn thức ăn của loài ong khá đa dạng: Mật hoa, nhựa cây, trái cây, nước bọt ấu trùng… Nhiều loài còn ăn côn trùng như sâu, nhện, bướm, dế để duy trì sự sống.

Tập tính của loài ong

Thường tập hợp thành đàn để phát triển mang tập tính xã hội khá cao, trong một đàn ong có khoảng 25.000 – 50.000 con, chúng sinh sống trong các tổ trên cây, kẻ đá,, bụi rậm, hay thậm chí là trong tổ cải tiến do con người tạo ra.
Một đàn ong được phân chia nhiều chức vụ khác nhau để cùng nhau phối hợp làm nhiệm vụ xây dựng và phát triển tổ. Trong một đàn ong các thành phần không thể thiếu bao gồm: Ong chúa, ong thợ và ong đực.

Ong chúa


Trong 1 đàn ong, ong chúa là con cái duy nhất trong đàn và mỗi đàn cũng chỉ có duy nhất 1 con ong chúa. Con ong chúa thực hiện nhiệm vụ duy nhất là sinh sản để sản sinh ra nhiều lứa ong thợ, ong đực.
Loài ong chúa chỉ giao phối từ 1 – 2 lần trong đời và sẽ lưu trữ tinh trùng của ong đực trong một khu vực đặc biệt để có thể duy trì đẻ trứng trong suốt quãng đời của chúng.
Ngoài ra, ong chúa còn có trách nhiệm tổ chức và thúc đẩy quá trình làm việc của ong thợ để hoàn thành công việc của một tổ ong.

Ong thợ

Thường là những con ong cái nhưng kém phát triển về cơ quan sinh sản, sẽ giúp ong chúa thực hiện hầu hết các công việc của tổ ong. Nhiệm vụ của ong thợ là bảo vệ tổ, xây dựng tổ, chăm sóc ong chúa và cho ong non ăn, điều chỉnh nhiệt độ tổ ong.
Ngoài ra, nhiệm vụ lưu giữ, thu thập mật hoa, phấn hoa và nước cũng là nhiệm vụ của ong thợ. Chúng còn có nhiệm vụ nhai mật hoa và biến mật hoa thành mật ong thông qua enzym sẵn có trong cơ thể chúng.

Ong đực

Loài ong đực không có vòi nên chúng không thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ gì trong tổ ngoài việc giao phối với ong chúa để sinh sản.

Phân loại các loài ong

Ong có nhiều loài khác nhau, dễ dàng nhất bạn có thể phân loại chúng thành loài có độc và loài không độc. Những loài độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người, một số loài không có độc cũng khiến bạn cảm thấy ngứa rát khi bị đốt nhưng chúng có thể đem đến nhiều sản phẩm có giá trị về kinh tế.

Các loài ong có độc

Ong có độc mang trong mình một lượng nọc độc lớn chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người chỉ bằng vài vết đốt. Trong đó có thể kể đến ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mặt quỷ, ong mồ hôi, ong đất.

Các loài ong không có độc

Với các loài ong không có độc chúng thường chỉ gây ra cảm giác ngứa rát khi bị đốt. Các loài ong không có độc như: Ong nghệ, ong vàng, ong bầu, ong khoái, ong ruồi.

Cấu tạo cơ thể ong

Tương tự như những loài côn trùng khác, cấu tạo cơ thể ong cũng được chia thành 3 phần: Phần đầu, phần ngực và phần bụng và được bao bọc toàn bộ cơ thể bằng lớp kitin.

Phần đầu

Phần đầu được cấu tạo từ 4 bộ phận bao gồm: Chân trước, hàm to, hàm nhỏ và môi dưới.
Phần lưỡi của ong có hình dạng ống hút để thực hiện nhiệm vụ hút nước và mật hoa. Phần chân trước của ong có nhiệm vụ ngửi và cảm giác. Ong có 5 con mắt với 1 đôi mắt chính to dạng đa tròng, nằm ở 2 góc ngay 2 bên mặt. Giữa 2 mắt chính là 3 mắt nhỏ được sắp xếp theo hình tam giác.

Phần ngực

Phần ngực của loài ong bao gồm các bộ phận: Cánh, chân và giỏ phấn.
Ong có đến 2 đôi cánh, trong đó phần cánh trước dày hơn và to hơn. Phần ngực là nơi chứa 3 đôi chân của ong, mỗi chân có 5 khớp và thêm những khúc nhỏ tạo thành bàn chân. Còn vùng phẳng ở phần bụng được gọi là giỏ phấn.

Phần bụng

Bụng của ong chứa các cơ quan nội tạng và là nơi chứa vũ khí tự vệ của loài này chính là ngòi chích nọc độc. Riêng đối với loài ong đực chúng sẽ không có ngòi chích này.

Vòng đời của loài ong

Cũng tương tự như những loài côn trùng khác, ong là côn trùng biến thái hoàn toàn chúng trải qua 4 giai đoạn để phát triển thành con ong trưởng thành. Các giai đoạn vòng đời của ong bao gồm: Giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng, con trưởng thành.

Giai đoạn trứng

Ong chúa dự trữ tinh trùng, chúng chỉ giao phối 1 – 2 lần trong cuộc đời sau đó dự trữ và thực hiện nhiệm vụ sinh sản trong suốt vòng đời của mình. Ong chúa sẽ thực hiện nhiệm vụ đẻ trứng để gây dựng vương quốc cho mình.

Giai đoạn ấu trùng

Sau 3 ngày trứng sẽ được nở thành ấu trùng, ấu trùng của ong có hình dáng như một con giòi màu trắng đục, không chân, không mắt, không râu, và không cánh, không ngòi.
Ấu trùng có phần miệng đơn giản, đủ để có thể tóm gọn lượng thức ăn được ong thợ đặt ngay miệng. Ở giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ trải qua 5 lần lột xác để phát triển. Ấu trùng ở giai đoạn tiền nhộng có vẻ ngoài rất giống với ong trưởng thành, chỉ khác ở điểm chúng khoác lên mình một lớp vỏ bọc.

Giai đoạn nhộng

Chỉ trong 3 – 5 ngày ở giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ tiến hóa thành nhộng. Trong thời gian này các con ong thợ sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi các con nhộng bằng cách cung cấp sữa chúa cho con con.

Giai đoạn con trưởng thành

Chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày các con nhộng sẽ lột xác  và trở thành con ong trưởng thành. Và bắt đầu phân thành những chức vụ khác nhau trong vương quốc của chúng như ong thợ, ong đực… để tiếp tục hoạt động, xây dựng.

Tuổi thọ của loài ong

Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, tuổi thọ của loài ong cũng sẽ có phần khác nhau. Và với từng chức vụ riêng biệt cũng sẽ quy định ong sống được bao lâu.

  • Ong chúa: Là loài sống lâu nhất trong đàn ong, tuổi thọ của chúng đạt khoảng 1 – 3 năm.
  • Ong thợ: Do phải lao động nên tuổi thọ của chúng trong điều kiện môi trường lý tưởng đạt khoảng 6 tháng.
  • Ong đực: Là loài có tuổi thọ ngắn nhất, thông thường chúng sẽ chết sau khi giao phối. Tuổi thọ ngắn nhất của ong đực khoảng 14 ngày và dài nhất khoảng 43 ngày.

Một số thông tin thú vị về loài ong

Ong có thể hỗ trợ chữa bệnh

Loài ong mật có thể hỗ trợ chữa bệnh, cụ thể là chứng đa xơ cứng. Nghiên cứu đã sử dụng nọc ong và hấp thụ một loại keo ong, mật ong nguyên chất và sữa ong chúa để chữa trị.

Thói quen giao phối đặc biệt

Sau khi giao phối với ong chúa, các con ong đực có thể bị mất chức năng giới tính và chết đi. Ong đực sau khi giao phối sẽ bị mất bộ phận giao phối, bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa để đảm bảo thành công cho quá trình thụ tinh.

Ong mang đến giá trị kinh tế

Mặc dù có những loài rất nguy hiểm nhưng có những loài ong mang đến giá trị kinh tế cực cao. Người ta còn nuôi ong để khai thác kinh tế như lấy mật ong, sáp ong…

Ong ăn thịt đồng loại

Mặc dù nguồn thức ăn chính của chúng là phấn hoa, mật ong nhưng trong trường hợp thiếu thức ăn các con ong mật cũng có thể an thịt các con ong đực trong tổ và ăn cả ấu trùng.

By Huỳnh Anh Duy -

Bài Viết Liên Quan

Cùng chuyên mục:

Tin Tức

To top

0786394313
0967691139