Ruồi là một loài côn trùng chứa nhiều mầm bệnh và đặc biệt là chúng có khả năng sinh sản rất nhanh. Chúng thường sống ở những nơi hôi hám và dơ bẩn. Vậy chúng có đặc điểm gì và có những loài ruồi nào thường thấy. Chúng ta sẽ được biết ngay sau đây.

Thông tin chung về loài ruồi

Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera, sống kí sinh, cấu tạo chung gồm:

  • Một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối.
  • Một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa

Tuy nhiên, cũng có một số con ruồi không có cánh thuộc họ Hippoboscoidea.
Vòng đời của loài ruồi có các giai đoạn sau: trứng, ấu trùng (còn gọi là giòi), nhộng và con trưởng thành (có cánh). Thức ăn ấu trùng khác với thức ăn của những con trưởng thành.
Ruồi phụ thuộc vào thị lực để sinh tồn. Chúng có mắt kép là hàng ngàn thấu kính cực kì nhạy cảm với chuyển động. Một vài loài ruồi thậm chí còn có thể nhìn thấy được hình ảnh 3D rõ nét. Một số loài ruồi khác, điển hình là Ormia ochracea còn có cơ quan thính giác tiến hóa.

Một số loài ruồi phổ biến tại Việt Nam

Ruồi cống

Một số đặc điểm nổi bật để phân biệt ruồi cống với các loại ruồi khác là:

  • Thân người có màu xám
  • Lớn khoảng 2 mm
  • Lông nhỏ bao bọc toàn bộ phần cánh

Vòng đời của một con ruồi cống phải trải qua các giai đoạn sau là trứng (nở trong vòng 1 – 6 ngày), ấu trùng (10 – 50 ngày), nhộng (mất 1 – 3 ngày).

Ruồi nhà

Ruồi nhà bị thu hút bởi tất cả các loại thức ăn, bao gồm của người, của thú cưng, gia súc,… rác thải thực phẩm, thậm chí là phân. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng của ruồi nhà:

  • Lông nhỏ bao quanh là cơ quan vị giác
  • Mắt kép với hàng ngàn thấu kính giúp ruồi tăng khả năng quan sát
  • Con trưởng thành lớn khoảng 5 – 8 mm
  • Phần ngực có màu xám, có 4 sọc nhỏ, bụng có màu da bò hoặc màu vàng
  • Gân cánh thứ tư hơi cong, đầu cánh nhọn

Ruồi nhà có quá trình trưởng thành khá nhanh. Chúng sinh sản trên rau thối rữa, thức ăn của thú cưng hay những nơi có độ ẩm cao như trong thùng rác.

  • Ấu trùng ruồi nhà mất từ 3 – 60 ngày để trưởng thành
  • Mỗi lần đẻ trứng, ruồi có thể đẻ được từ 120 đến 150 trứng. Trứng ruồi nở trong vòng 8 – 72 tiếng

con ruồi

Ruồi trâu

Ruồi trâu là côn trùng gây hại cho gia súc. Vết cắn của ruồi cái có thể khiến một số loài vật gặp phải tình trạng bị sụt cân. Ruồi trâu trưởng thành có thể có kích thước lên đến 25 mm. Chúng thường có màu đen, màu nâu sẫm, mắt màu xanh lá cây. Ruồi đực có mắt tiếp giáp nhau, trong khi đó ruồi cái có mắt cách xa nhau
Ruồi trâu giao phối trên không và kết thúc khi đậu trên mặt đất. Một lứa đẻ của ruồi trâu có thể có từ 100 đến 1000 trứng. Trứng sẽ nở trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Ở giai đoạn ấu trùng, trứng sẽ ở trạng thái ngủ đông và phát triển thành nhộng vào mùa xuân và đầu mùa hè. Con trưởng thành có vòng đời từ 30 đến 60 ngày.
Ruồi trâu có phần miệng giống như con dao thu nhỏ, khi cắn, chúng dùng miệng để rạch da, chuyển động này được ví như chuyển động khi bạn dùng kéo cắt đồ. Vì vậy, vết cắn của ruồi trâu hoàn toàn có thể gây đau đớn cho con người.
Đặc điểm của ruồi - Các loài ruồi thường thấy nhất

Ruồi cát

Ruồi cát trưởng thành có kích thước khoảng 11 mm, thân có màu xám nhạt, mắt màu nâu đồng và chân màu đỏ đậm.Chúng hoạt động mạnh trong khoảng từ tháng tư đến tháng chín. Chúng thường sống trên bờ sông có nhiều cát hay những nơi ngoài trời không có bóng cây.
Trong giai đoạn nhộng ấu trùng (khoảng 2 tuần), chúng thường cuộn thành vòng tròn hay hình chữ “u”. Ấu trùng ruồi cát có thể mất đến hai năm để phát triển thành con trưởng thành
Ruồi cái thích đẻ trứng trong nước hoặc đất ẩm ướt.

Ruồi xám

Ruồi xám cái đẻ ấu trùng trên thức ăn thừa, bị thối rữa, rác thải hay thậm chí là phân động vật. Ấu trùng tiêu hóa những thứ này như thức ăn, sau đó di chuyển tới môi trường khác khô ráo hơn để phát triển thành nhộng.
Ruồi xám có phần ngực và phần bụng màu xám nhạt, có ba sọc dọc màu sẫm, dài từ 6 đến 14 mm. Vòng đời của ruồi xám kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
Đặc điểm của ruồi - Các loài ruồi thường thấy nhất

Ruồi trái cây

Loại ruồi này sinh sản trong trái cây hư thối, cống rãnh dơ bẩn hay thậm chí là giẻ lau chùi. Chúng cần một khoảng thời gian từ 7 đến 30 ngày để trở thành ruồi trưởng thành. Vòng đời của ruồi trái cây trưởng thành kéo dài từ 2 đến 9 tuần. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, ruồi trái cây có thể hoàn thành giai đoạn phát triển trong chưa tới 1 tuần.
Ruồi trái cây, giống như cái tên của nó, chủ yếu “ăn” các loại trái cây. Ngoài ra, chúng cũng thường được bắt gặp bay quanh các chất cặn hữu cơ lên men trong vườn trái cây, trong các quán rượu hay nhà bia, nhà máy nước giải khát.
Ruồi trái cây dài khoảng 3 mm, có màu nâu vàng, có hoặc không có vằn bao quanh. Mắt chúng có màu đỏ tươi. Bay chậm, bụng có xu hướng hạ thấp khi bay.

Nhặng xanh

Nhặng xanh trưởng thành lớn khoảng 6 – 13 mm, có màu xanh ánh kim. Ấu trùng nhặng xanh có cấu tạo tương tự như ấu trùng ruồi nhà, chúng mất từ 7 – 12 ngày để chuyển qua giai đoạn trưởng thành.
Con nhặng trưởng thành có vòng đời kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Ấu trùng sau khi sinh ra vài ngày sẽ di chuyển sang nơi khô ráo hơn để tiếp tục quá trình tiến hóa.
Những hình ảnh đẹp ngộ nghĩnh về các loài côn trùng - Diệt côn trùng Anh Thư TPHCM
Nhặng xanh thường chọn sinh sản trong những thực phẩm có gốc thịt. Trứng nở từ 0 đến 18 tiếng, một phần trứng có thể phát triển ngay từ khi còn ở trong bụng ruồi cái.
Trên đây là một số thông tin về loài ruồi nói chung và những chủng loại thường gặp. Mong rằng bài viết giúp ích cho các bạn trong việc hiểu thêm về tập tính cũng như đặc điểm riêng của loài ruồi, từ đó tìm được cách ngăn chặn và loại diệt trừ sao cho phù hợp.

By anhthu -
1/5 - (1 bình chọn)

Bài Viết Liên Quan

Cùng chuyên mục:

Tin Tức

To top

0938040014
0344933669