Chuột chù cũng giống như các loại chuột khác. Chuột chù cũng là loài động vật có vú nhỏ bé được mô tả đặc điểm là đơn giản và sơ khai.
Chuột chù là gì?
Chuột chù là những loài động vật có vú, mũi dài, và hàm răng sắc nhọn. Trông chúng giống như chuột nhưng chúng không phải là loài gặm nhấm.
Chuột chù dài khoảng từ 6cm – 24cm, chúng ăn các loại côn trùng, bọ cánh cứng, ấu trùng bướm, rết, dế, gian đất nhện….Chuột chù là loại động vật có ích đối với người nông dân vì chúng loại bỏ côn trùng và những sâu bệnh gây hại cho vườn riêng của gia đình.
Những kẻ săn mồi nhỏ bé hung dữ này hiếm khi phá hoại nhà cửa nhưng sự tồn tại của chúng có thể gây ra một số rắc rối. Cắn phá quần áo, đồ đạc hoặc các vật dụng khác trong nhà, làm ô nhiễm thức ăn bằng phân và nước tiêu, phát ra mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng đến không khí trong nhà là những rắc rối mà bạn có thể gặp phải.
Nếu bạn đang tìm cách đuổi chuột chù ra khỏi nhà mà không cần phải giết chúng thì dưới đây là một số gợi ý.
Nguồn gốc chuột chù
Chuột chù là một trong những dòng chuột khá phổ biến tại khu vực châu Á. Tại Việt Nam, chuột chù cùng với chuột cống là 2 dòng chuột thường bị con người tiêu diệt nhất.
Chuột chù là một trong những loài động vật có vú rất thích gặm nhấm. Những con chuột chù thuộc bộ chuột chù có tên tiếng anh Soircomorpha. Bộ chuột chù được tìm thấy và miêu tả bởi Grerory vào năm 1910.
Hiện nay, chuột chù có rất nhiều loại phân bổ ở rất nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là khu vực châu Á (nhất là khu vực Đông Nam Á) và châu Phi.
Đặc điểm của chuột chù hôi
Chuột chù là dòng chuột có kích thước nhỏ bé. Một con chuột chù khi trưởng thành có chiều dài cơ thể chỉ khoảng 10 – 15cm.
- Phần mõm của dòng chuột khá nhọn và dài.
- Mắt của chuột chù khá bé, tròn và đen nhanh.
- Mũi nhỏ màu nâu đen rất thính.
- Chuột chù có phần đầu nhỏ và giống với hình tam giác.
- Thân hình của chuột khá tròn, phần lưng hơi cong 4 chân nhỏ.
- Tai khá to, tròn và vểnh lên được bố trí ở đỉnh đầu.
- Răng cửa của chúng rất phát triển.
- Phần đuôi của chúng khá dài, nhỏ, nhọn và dài gần ngang với tỷ lệ cơ thể của chúng.
- Điều này khiến chúng thường xuyên phải gặm nhấm đồ vật để mài răng.
Tại mỗi bàn chân sẽ có những ngón nhỏ có móng vuốt khá sắc nhọn. Hai bàn chân trước thường có nhiều ngón hơn so với bàn chân sau.
Chuột chù ăn gì?
Chuột chù là loài ăn tạp, chúng thường kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn của chúng thường là những loại thức ăn thừa của con người để ôi thiu.
Điều này khiến cho cơ thể của chúng chứa rất nhiều mầm bệnh. Chính vì chúng là nguyên nhân gây lên bệnh truyền nhiễm như dịch hạch nên con người luôn tìm cách để tiêu diệt loài vật này. Thức ăn yêu thích của chuột chù là lúa, gạo, thóc, lúa mạch, ngô, khoai, sắn…. Ngoài ra chúng còn ăn thức ăn thừa, cơm thừa của con người.
Chuột chù sống ở đâu?
Chuột chù là dòng sống chui rúc, môi trường sống của chúng chủ yếu trong hang, các lỗ nhỏ dưới đất, khu vực gần các bãi rác thải. Chuột chù thường sống thành từng bầy lớn khoảng 10 con. Chuột chù phân bổ ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nơi sống của chúng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và một số nước thuộc khu vực châu Phi.
Tập tính Sinh sản của chuột chù?
Chuột chù là dòng sinh sản nhanh, chúng sinh sản theo hình thức đẻ con và cho con bú. Chuột chù sinh sản quanh năm, chu kỳ sinh sản của chúng thường chỉ cách 2 – 3 tháng.
Chúng sinh sản theo hình thức giao phối giữa con đực và con cái. Chuột thường mang thai trong khoảng 20 – 30 ngày thì sinh sản.
Trung bình một lần sinh sản chúng có thể đẻ được từ 8 – 10 con.
Sau khi sinh, chuột chù sẽ chăm con bằng hình thức cho chuột con bú sữa. Chuột chù sẽ nuôi con trong vòng 1 tháng rồi mới cai sữa.
Các loại chuột chù
Trên thế giới có rất nhiều loại chuột chù, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số dòng chuột chù phổ biến nhất.
Chuột chù sao tome
Chuột chù sao tome có tên khoa học crocidura thomensis. Dòng chuột này được tìm thấy nhiều ở các khu rừng thuộc đảo sao tome.
Chuột chù sao tome được tìm thấy vào năm 1886. Dòng chuột này là dòng tương đối hiếm với kích thước vô cùng nhỏ.
Chính vì vậy, chuột chù sao tome hiện nay được đưa vào diện những loài động vật cần được bảo tồn để tránh nguy cơ tuyệt chủng.