Loài rắn được xem là loại bọ sát đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe của con người. Nọc độc của rắn có thể gây chết người nếu không biết cách xử lý kịp thời ngay lúc đó. Vậy với khí hậu ở Việt Nam thì có những loài rắn nào sinh sống. Và loài rắn nào có độc. Hôm nay diệt côn trùng thành phố Hồ Chí Minh sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé.

Rắn lục sừng với đầu hình tam giác

Rắn lục sừng có tên khoa học là Trimeresurus cornutus. Loài rắn độc được tìm thấy ở vườn quốc gia Bạch Mã và vùng Bắc Bộ ở nước ta. Với hình dáng đặc biệt nên có thể dễ dàng phân biệt loài rắn này với các loài khác. Đầu của rắn lục sừng có hình tam giác và được phân biệt ràng với cổ. Lớp da trên đầu có phủ một lớp vảy và sớm phát triển thành sừng ở trên vùng mắt. Loài rắn này có chiều dài khoảng 50 cm. Nọc độc của loài rắn lục sừng được các nhà khoa học trên thế giới xếp vào danh sách 1 trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế rắn lọc sừng còn có tên gọi khác là rắn quỷ
Rắn lục sừng là một trong những loài rắn độc nhất ở Việt Nam cùng với rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp, rắn lục đầu bạc… góp phần đa dạng vào hệ sinh thái của đất nước ta. Rắn lục sừng là loài rắn rất hiếm gặp. Qua khảo sát của các nhà nghiên cứu, ở nước ta, loài rắn này mới chỉ được ghi nhận tại Sa Pa (Lào Cai), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) và Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình). Lần gần đây nhất, rắn lục sừng được ghi nhận xuất hiện tại Ninh Bình trong một cuộc khảo sát của các cán bộ khoa học của Vườn quốc gia Cúc Phương vào tháng 4/2015. Trên thế giới, rắn lục sừng mới chỉ được ghi nhận tại duy nhất vùng núi Wuzhishan thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) giáp với biên giới Việt Nam.
Rắn lục sừng có đặc điểm nổi bật so với các loài rắn khác là có sừng ở trên mắt, thực tế là do vảy phát triển thành. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ chiếc sừng của loài rắn này có tác dụng gì. Rắn lục sừng có chiều dài trung bình 50cm, có cơ thể màu xám nâu với hoa văn rất độc đáo. Đầu rắn hình tam giác, đuôi mảnh. Rắn lục sừng hiện tại đã được đưa vào Sách Đỏ của Việt Nam, có giá trị cao về nghiên cứu khoa học, rất cần được lưu giữ và bảo vệ.

Rắn chàm quạp (hay còn gọi là rắn khô mộc)

Rắn chàm quạp còn có tên gọi là rắn lục nưa xuất phát từ đặc điểm màu da của chúng: Da của loại rắn này giống với màu của lá hoặc cành cây khô nên chúng dễ ngụy trang để săn mồi và lẩn trốn kẻ thù khiến chúng ta khó có thể nhận biết được chúng. Loài rắn này chủ yếu xuất hiện ở các cánh rừng cao su thuộc vùng Đông Nam Bộ. Rắn chàm quạp là một trong những loại rắn cực độc và cực hiếm ở Việt Nam. Độc tố của loại rắn này chỉ sau rắn biển.
Rắn có màu nâu hay đỏ nâu dài khoảng 0,2 – 1 m, nặng 100 – 2000g, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nh

Rắn lục Vogel

Rắn lục Vogel có tên khoa học là Viridovipera vogeli, loài rắn này chủ yếu sống trong các bụi rậm, các lùm cây thấp thuộc các khu vực đồi núi ở Tây Nguyên trong đó Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng là những nơi mà loài rắn này xuất hiện thường xuyên nhất. Rắn lục Vogel có màu sắc bên ngoài là xanh lục, ở phần bụng thì có màu xanh nhạt hơn. Loại rắn này thường săn mồi vào ban đêm. Còn có tên là rắn lục miền Nam, loài rắn này có đỉnh đầu và thân màu xanh lục vừa, bụng màu xanh lục nhạt.
Rắn lục Vogel có thể được tìm thấy trên các bụi rậm, lùm cây thấp ở khu vực đồi núi có độ cao 900 – 1500 m. Hiện nay, vẫn chưa rõ thức ăn của rắn lục Vogel là gì mà chỉ biết loài rắn này săn mồi vào ban đêm. Rắn lục Vogel phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai và Lâm Đồng.
Đây là một loài rắn độc. Chúng được coi là một trong những kẻ săn đêm giỏi và khôn ngoan nhất trong các loài rắn. Trong bóng tối của các cánh rừng mưa nhiệt đới loài rắn lục này dùng khả năng cảm nhiệt trong đêm tối để bắt các con mồi. Nó tìm kiếm một gốc cây nhỏ cuộn tròn vào các cành cây nằm gần sát mặt đất và kiên nhẫn chờ đợi con mồi đi ngang qua. Chỉ với một cú đớp những chiếc răng sắc nhọn của nó sẽ khiến con mồi không có nhiều cơ hội thoát thân. Khi bị rắn lục xanh cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn ở vị trí vết thương. Cơn đau sẽ không giảm cho đến 24h sau khi bị rắn cắn.
Màu sắc của rắn mới thoạt nhìn giống loài trăn hoa nên người dân dễ nhầm lẫn dẫn đến tai nạn. Rắn thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. Sau khi cắn, rắn thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng.

Hầu hết những con Rắn chàm quạp đều rất độc. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn. Khi con người bị cắn, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm.

Rắn lục đuôi đỏ

Loại rắn này có hình dáng giống y như tên gọi của nó đó là thân màu xanh và đuôi màu đỏ nên rất dễ dàng phân biệt so với các loài rắn khác. Loài rắn này chủ yếu sống ở vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn và vùng rừng sâu ở Tây Bắc Việt Nam. Gần đây, vùng Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An và Đà Nẵng cũng đã xuất hiện loài rắn này.
Rắn lục đuôi đỏ với tên khoa học là Trimeresurus albolabris. Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram.Tổng chiều dài con đực 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm. Trong trường hợp hi hữu, có những con sống lâu nặng gần 500 gr.
Đây cũng là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất. Phần lớn thời gian sông trên cây, vì thế nên da có màu xanh để có thể dễ dàng ngụy trang. Thị lực của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày thì thị lực yếu.

Rắn lục đầu bạc

Rắn lục đầu bạc thuộc chi Azemiops là loài rắn nguyên thủy và có độc tính kinh khủng nhất mà giới khoa học nghiên cứu từng biết đến. Loài rắn này có chiều dài trung bình khoảng 80 cm. Số lượng rắn lục đầu bạc ở nước ta còn rất ít và phát hiện chủ yế ở các vùng thuộc Cao Bằng hay Lạng Sơn. Tên khoa học của chúng là Azemiops feae. Trong các loại rắn lục thì đây là được cho là loài nguyên thủy nhất. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Đúng như tên gọi của nó, đầu của loài rắn này có màu bạc trắng, hơi dẹp và phân biệt rõ với phần cổ. Thân của rắn lục đầu bạc có màu đen và có nhiều hoa văn màu đỏ hoặc cam. Trên đầu có 2 vạch đen lớn chạy dọc, đối xứng nhau qua một đường màu trắng hồng, hẹp ở phía trước, mở rộng ở phía sau.
Theo thông tin trên tờ Sinh vật rừng Việt Nam vảy mịn với 17 hàng trên cơ thể, đuôi ngắn. Loài rắn mới này được công bố trên tạp chí Russian Journal of Herpetology năm 2013. Chúng được đặt theo tên nhà động vật học người Nga – Vladimir Kharin, nhằm vinh danh những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu về các loài bò sát và cá ở châu Á của ông. Sự xuất hiện của các sọc trên bộ da đen bóng của rắn đã được một tờ báo trong nước gọi loài rắn này là “quý phái”. Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ hai thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam đến nay.

Rắn hổ mang xiêm

Loài rắn hổ mang Xiêm (tên gọi khác là rắn hổ mèo hoặc rắn hổ mang Đông Dương) được biết đến là một loài rắn phun nọc độc có thể gây chết người rất nguy hiểm. Những người bịrắn hổ mang xiêm cắn sẽ bị tê liệt cơ hoành, bị suy hô hấp dẫn đến ngạt thở và tử vong sau 30 phút bị rắn cắn Ở Việt Nam loài rắn này thường được tìm thấy ở vùng Nam Trung Bộ và ở miền Nam. Loài rắn này không chủ động tấn công người mà chúng chỉ cắn khi bị khiêu khách hoặc đe dọa trước. Ai bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch.
Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và miền nam. Sở dĩ rắn hổ mang có thể bành rộng cổ mình ra được là do nó có xương sườn kéo dài, giúp rắn mở rộng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình như mui xe phía trước cơ thể. Chúng bành rộng cổ ra khi gặp nguy hiểm hoặc bị kích động. Với cách này, rắn sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn rất nhiều bình thường giúp rắn uy hiếp kẻ thù. Rắn hổ mang có nọc kích độc. Đối thủ đáng gờm nhất có khả năng đánh bại hổ mang trong tự nhiên là loài cầy, chim săn mồi và con người.

Rắn Taipain

Taipain (Oxyuranus microlepidotus) là một loài rắn bản địa ở Australia. Chúng có kích thước cơ thể dài từ 1,8 – 2,5m, có màu nâu đậm hoặc xanh đậm. Nọc độc của loài rắn Taipan độc gấp 10 lần rắn chuông Mojave và gấp 50 lần rắn hổ mang thường. 110mg độc của chúng có thể giết chết 100 người đàn ông trưởng thành, tương đương với 200.000 con chuột sau 45 phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Rắn Taipain chính là loài rắn độc nhất thế giới sống trên cạn.
Có thể bạn quan tâm: https://dietcontrungtphcm.net/huong-dan-cach-diet-moi-trong-tuong-nha-hieu-qua-nhat/

By Huỳnh Anh Duy -
5/5 - (1 bình chọn)

Bài Viết Liên Quan

Cùng chuyên mục:

Tin Tức

To top

0786394313
0967691139