Mối loại côn trùng thường được xem là loài côn trùng sinh sống có tập tính riêng và cách tổ chức tổ mối rất chặt chẽ. Mỗi tổ mối có thể có từ vài trăm đến hàng chục triệu con mối sinh sống, trong mỗi tổ mối thường có nhiều thành phần khác nhau và chúng có rất nhiều cá thể. Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến các bạn về môi trường sống của mối cũng như thức ăn của mối là gì.
Tổ mối ở trong gỗ
Thông thường loài mối mà bạn thấy và bắt gặp thường ở trong thân gỗ hoặc những nơi có sự xuất hiện của gỗ, tại đây chính là loại mối gỗ khô. Các tổ mối chỉ là những hang rỗng được mối đục theo các đường dích dắc, mối thường đùn phân ra ngoài tương tự như một đống cát thông thường.
Tuy nhiên chỉ cần quan sát kỹ chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra tổ mối. Môi trường sống của mối đó chính là ở trong gỗ, nhưng một số trường hợp khác bạn có thể thấy chúng tấn công sách vở, quần áo hay một số nơi có môi trường khá ẩm.
Mối và sự liên hệ với môi trường đất và nước
Các loại mối thường có kiến trúc tổ khác nhau, tuy nhiên chúng lại có đặc tính chung là các tổ mối thường liên hệ với môi trường đất và nước. Không chỉ là một hệ thống tổ bao gồm tổ chính và một số tổ phụ khác có được số lượng cá thể lớn, tổ mối thường có độ sâu dưới lòng đất có khi lên tới 2m.
Hệ thống tổ mối thường được đào sâu dưới nền đất và có cấu trúc liên hệ lên trên, đa phần các tổ mối đều có nguồn dẫn đến và nối với nguồn nước. Đôi khi tổ mối nằm trên mặt đất. Các tổ mối thường có độ rỗng và chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền vững của các công trình kiến trúc hoặc một số đồ dùng nội thất.
Nguồn thức ăn của mối trong tự nhiên
Không chỉ ăn những loại gỗ trong quá trình làm tổ, các loại mối thường có một số thức ăn chủ yếu đến từ các sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng nhất chính là các chất sơ. Mối thường lấy thức ăn từ các cây sống ở mùa khô hạn. Những loài cây còn sống được xem là nguồn lương thực chính để mối lấy được nước. Một số loài cây thường bị mối tấn công nhiều nhất chính là cây bạch đàn, chè, mối hay một số loại cây khác.
Ngoài thức ăn là các loài thực vật còn sống, thức ăn của mối còn liên quan đến một số nguồn thức ăn thực vật khô. Các loài mối nhà thường có thể tiêu hóa được chất xơ, chính vì vậy ngoài việc ăn gỗ chúng còn có thể tấn công các loài tre nứa hay một số chế phẩm được lấy từ gỗ như sách vở, hoặc thậm chí là quần áo. Mối tấn công tất cả mọi thứ trên đường đi và có thể đục qua rất nhiều chất liệu khác, kể cả xốp cách âm, cao su, một số loại máy móc cũng bị hư hỏng khi bị mối tấn công.
Cách nhận biết và tìm tổ mối qua những dấu vết bên ngoài
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, loài mối thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác để tìm kiếm thức ăn. Chúng thường đào những đường hầm ngầm trong gỗ, trong tường gạch… để làm nơi di chuyển và ẩn náu. Trong trường hợp đường gặp chướng ngại vật mà chúng không có khả năng đục xuyên qua được, chúng sẽ bò qua nơi tiếp xúc với không khí bằng cách xây dựng những đường mui để đi đến nơi lấy thức ăn. Chính vì đặc điểm này nên rất dễ dàng cho chúng ta trong việc phát hiện tổ mối bằng mắt thường.
Trong quá trình đào hàng lấy thức ăn trong gỗ, chúng thường lấy đất thấm với nước bọt để bịt kín, hay những nơi mối đào hầm thông ra ngoài thường có các dấu vết như lỗ vũ hóa của các loài cánh cứng, các loài ong, vị trí có khuyết tật của gỗ như mắt chết, vết nứt nẻ của gỗ, kẽ mộng, cột, kèo…
Cách nhận biết và tìm tổ mối phá hoại qua những dấu tích ngầm bên trong khi kiểm tra bề mặt tường và những cấu kiện bằng gỗ khác mà mắt thường không thể nhìn thấy được đường mui hay các vết đất bịt kín, các vết nứt nẻ trên gỗ, các kẻ mộng… mà mối tạo nên thì đó chính là đường mối đào ăn sâu vào trong gỗ. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách dùng búa gõ vào các bộ phận bằng gỗ.
Nếu trong quá trình gỗ nghe thấy thiếng bục bục như gõ mõ thì biểu hiện bên trong bị rỗng, trường hợp này cần kiểm tra xem xét kỹ hơn để phát hiện được mối, cần chú ý phân biệt với những loại gỗ cũng kêu tiếng bục bục này. Hoặc bạn cũng có thể dùng dao nhọn, tuốc nơ vít xăm, chọc vào gỗ để tìm và phát hiện ra tổ mối bên trong.
Những nơi mối thường trú ngụ trong nhà
Các góc của tường nhà
- Mặt sàn nhà ở tầng 1
- Bậc thềm
- Những cột nhà (nếu nhà làm bằng gỗ) có môt phần chôn xuống đất
- Khu vực gỗ ốp tường
- Cầu thang gỗ
- Bảng gỗ hoặc những ổ cắm điện, công tắc
- Những nơi thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rỉ,…