Mối là một loại côn trùng gây ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng và các hoạt động sản xuất của con người, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với loài gián. Chúng là nhóm côn trùng có “tính xã hội” cao và lập thành vương quốc sớm nhất.
Mối là loài như thế nào
Mối là một loài côn trùng gây hại. Vừa qua, hơn 800 triệu đô la đã được chi ra ở Úc nhằm mục đích để sửa chữa và khắc phục những thiệt hại bởi mối gây ra. Loài côn trùng này có thể gây ra thiệt hại nặng nề đến cấu trúc của tòa nhà và các công trình thương mại, cũng như một số những đồ đạc, phụ kiện và bên trong lớp phủ sàn nhà.
Thật không may, bạn không thể đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn sẽ thoát khỏi những thiệt hại mối, giống như bạn có thể chống lại các mối đe dọa tự nhiên khác. Những loài côn trùng gây hại nhỏ bé này là một mối nguy hiểm tiềm ẩn, do đó bạn phải chắc chắn có cách phòng chống mối đúng cách cho ngôi nhà của bạn.
Mối có bao nhiêu loại
Mối gỗ khô
Gỗ cứng như lim hay gỗ xoan ngâm đã sử dụng lâu năm cũng trở thành đối tượng bị loài này phá hủy. Chúng có thể phá hại hơn 70 loại gỗ ở Việt Nam. Mối gỗ khô với đặc điểm âm thầm, luôn để lại một lớp gỗ mỏng để nguỵ trang nên chúng ít được chú ý. Khi hết thức ăn chúng bỏ đi cũng là khi gỗ đã bị rỗng.
Mối cấy nấm tổ chìm
Loài này nuôi cấy nấm Termitomyces để phân huỷ cellulose thành đường và các sản phẩm khác rồi mới ăn. Do đó, nó có tên gọi là mối cấy nấm. Chúng ăn vỏ cây, gỗ mục. Chúng chỉ tấn công bề mặt cấu kiện gỗ, ít khi ăn ngầm bên trong gố. Loài này làm giảm khả năng chịu lực của gỗ, phá hoại các hoa văn cổ trên gỗ.
Mối Macrotermes gilvus
Thường ăn vỏ cây, gỗ mục. Chúng chỉ tấn công bề mặt cấu kiện gỗ, ít khi ăn ngầm bên trong gỗ. Đối với các cấu kiện gỗ không cứng lại sử dụng lâu ngày cũng bị chúng ăn hại đáng kể.
Loài này làm giảm khả năng chịu lực của gỗ, phá hoại các hoa văn cổ trên gỗ. Chúng phá hại đê và làm sụt lún nền công trình xây dựng.
Mối gỗ ẩm
Chúng được đặt tên để phân biệt với mối gỗ khô vì tổ của chúng luôn có đường liên hệ với nền đất để lấy nước. Chúng ăn các loại gỗ hoặc các đồ dùng, vật liệu đã chế biến có chứa cellulose như giấy. Mối gỗ ẩm thường ngầm phá hại bên trong cấu kiện gỗ trong công trình kiến trúc.
Đối với các cấu kiện gỗ cứng như lim, chúng khó ăn rỗng nhưng trong các trường hợp cấu kiện gỗ lim thường xuyên bị ẩm như đầu gỗ chôn trong tường, nơi mái bị dột làm gỗ mục hoặc chân cột thì nhanh chóng bị chúng làm rỗng bên trong.
Tập tính sinh học của mối
Mối được xếp vào nhóm côn trùng “xã hội”, mỗi tổ mối là một “đơn vị sống” hoặc là một “xã hội” riêng biêt. Tùy từng loài mà tổ của chúng có từ vài trăm con đến hàng chục triệu con và tùy theo loài mà chúng có tập tính xây tổ và lối sống khác nhau.
Tác hại của mối
Mối tấn công các nguyên liệu có nguồn gốc quý như các tài liệu, sách báo, giấy …trong thư viện, hay những hiện vật đang được bảo tồn có giá trị thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, mối còn gây thiệt hại đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao…Mối có thể luồn lách vào những khe hở nhỏ, sau đó đắp đất để đi. Từ đó chúng làm cho các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, mối còn tấn công cánh cửa ra vào, cửa gỗ nhà bạn. Khi bạn mở cửa bị kẹt hay cửa sổ khó mở, đó là do mối ăn gỗ gây ra, các sản phẩm thải của chúng tạo ra môi trường với nhiều hơi nóng và độ ẩm. Điều này làm cho gỗ phồng lên, làm cho khó mở cửa sổ hay cửa chính.
Mối xâm hại nhà gỗ, nhà cổ – Đe dọa di tích văn hóa Việt
Cả các công kiến trúc cổ và hiện đại có sử dụng gỗ luôn đối mặt với nguy cơ bị mối tấn công. Hàng trăm ngôi nhà cổ tại Di Sản Thế Giới Hội An đang bị hư hỏng nặng do mối mọt phá hoại. Cơ quan chuyên môn đã khảo sát ngẫu nhiên tại 21 di tích, phát hiện có tới 18 điểm bị mối phá hoại với các mức độ hư hỏng khác nhau.
Nguy cơ đổ sập
Mối ăn các cấu kiện, đồ dùng bằng gỗ trong nhà làm cho các cấu kiện có tác dụng nâng đỡ bị suy yếu. Đổ sập là điều hoàn toàn có thể xảy ra tại một số vị trí: Tủ bếp, cửa gỗ, tường nhà…