Chuột được biết đến là một loại động vật có vú có hại rất nhiều cho sức khỏe của con người chúng ta. Có rất nhiều loài chuột khác nhau có thể chúng ta chưa biết hết. Và một trong những loại chuột có hại nhất đó chính là chuột cống. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem tập tính của loài chuột này như thế nào nhé.

Tập tính của loài chuột cống

Chuột cống - Những điều này bạn đã biết chưa?

  • Chuột cống chủ yếu hoạt động về đêm và thường xâm nhập một ngôi nhà vào mùa thu khi nguồn thức ăn bên ngoài trở nên khan hiếm. … Chuột cống là loài gặm nhấm mang tính xã hội cao và thường xây dựng hang gần nhau.
  • Chuột cống là những loài gặm nhấm có kích thước trung bình, đuôi dài thuộc siêu họ Muroidea. “Chuột cống thực sự” là thành viên của chi Rattus, những loài đáng chú ý nhất đối với con người là chuột nâu – phân bố khắp thế giới, Rattus norvegicus và chuột đen chủ yếu phân bố ở một số vùng Bắc bán cầu, Rattus rattus.
  • Chuột cống được cho là có nguồn gốc từ châu Á, nhưng hiện nay chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. Những con chuột có thể gây thiệt hại đến tài sản và cấu trúc tài sản vì thói quen thích gặm nhấm . Chuột cống có đôi mắt nhỏ, tai và đuôi ngắn hơn các loài chuột khác.

Thói quen

Chuột cống - Những điều này bạn đã biết chưa?
Chuột cống chủ yếu hoạt động về đêm và thường xâm nhập một ngôi nhà vào mùa thu khi nguồn thức ăn bên ngoài trở nên khan hiếm. Những con chuột được biết đến là loài có thể gặm xuyên qua hầu như bất cứ thứ gì – bao gồm cả nhựa hoặc ống dẫn – để có thức ăn và nước uống. Chuột cống là loài gặm nhấm mang tính xã hội cao và thường xây dựng hang gần nhau.

Nơi ở

Chuột sợ mùi gì nhất? Mẹo đuổi chuột hiệu quả nhất
Ngoài trời, chuột cống sống trên các cánh đồng, đất canh tác và phía bên trong các cấu trúc xây dựng. Những con chuột thường xuyên đào hang trong đất gần bờ sông, trong thùng rác, đống gỗ và dưới tấm bê tông. Trong nhà, chúng thường làm ổ trong các tầng hầm, đống mảnh vụn hoặc vật liệu không bị xáo trộn. Chúng có thể chui vào nhà thông qua một lỗ nhỏ với kích thước của một đồng xu.

Chuột cống gây hại như thế nào

Chuột cống có thể gây thiệt hại cho các cấu trúc xây dựng vì thói quen gặm nhấm và ăn uống của chúng. Những con chuột cũng là tác nhân truyền các bệnh như dịch hạch, bệnh vàng da, sốt do chuột cắn, virus bệnh đậu mùa, bệnh sán heo và salmonella (gây ngộ độc thưc phẩm). Ngoài ra, những con chuột cống cũng có thể làm ô nhiễm thực phẩm và đưa bọ chét vào nhà.

Cách ngăn chặn chuột cống xâm nhập

Chuột cống thường bị thu hút bởi các đống gỗ, vì vậy chủ nhà nên giữ củi xa các cấu trúc xây dựng và loại bỏ các đống rác nhằm giảm thiểu việc làm tổ. Để kiểm soát hiệu quả chuột cống, bịt kín bất cứ lỗ hổng nào phía bên ngoài của ngôi nhà với keo silicone. Loại bỏ các nguồn gây ẩm, đặc biệt là ở tầng đặt các thiết bị gia đình và tầng hầm.
Một điều cũng quan trọng không kém là thỉnh thoảng kiểm tra nhà xem có dấu hiệu của chuột không, như phân của chúng, vết gặm, hàng hóa bị hư vì bị cắn phá và vết dầu nhờn gây ra bởi bộ lông của chúng. Nếu cần thiết, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của một công ty kiểm soát dịch hại chuyên nghiệp.

Chỗ ở của chuột cống


Bên trong nhà, chuột cống thích làm tổ xung quanh các tầng thấp của tòa nhà, nhưng với số lượng nhiều, chúng cũng có thể làm tổ ở các gác mái, trần giả và ở các tầng bên trên. Chúng có thể làm tổ ở những khoảng trống trong tường, bên dưới sàn nhà, tầng hầm, dưới và phía sau các thiết bị văn phòng, trong các tấm palet hàng.
Ở bên ngoài, chúng thường làm hang ở dưới đất dọc theo các chân tường. Hang của những con chuột mới xuất hiện thường là ngắn, có chiều dài từ 30 đến 50cm. Khi chúng trưởng thành, bắt đầu chăm sóc gia đình và số lượng chúng phát triển, hang sẽ được làm lớn lên và rộng ra.
Hầu hết lãnh thổ của những con chuột cống có bán kính từ 30 mét đến 50 mét tính từ tổ. Khi số lượng đông, thức ăn nơi ẩn náu nhiều thì bán kính này sẽ bị hẹp lại. Tuy nhiên, nếu cần thiết thì chúng có thể di chuyển cả 100m hoặc hơn mỗi ngày để đi kiếm thức ăn và nước uống. Ở thành phố, hầu hết chúng sống bên trong các tòa nhà và khu công viên nơi có thể cung cấp đầy đủ những nhu cầu cần thiết cho chúng.
Một số tổ chuột có thể dùng chung nguồn thức ăn, nước uống và đường đi. Chúng còn có thể chung nhau một hệ thống hang lớn và còn sống gần với nhau. Nhưng khi số lượng phát triển, sự cạnh tranh bắt đầu gia tăng. Thường thì con đực trưởng thành sẽ chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ.

By Huỳnh Anh Duy -

Bài Viết Liên Quan

Tin Tức

To top

0786394313
0967691139