Muỗi là một trong những loài muỗi gây ra các bệnh cho con người. Nhắc đến muỗi thì không ai không sợ vì chúng rất phiền phức và nếu vô tình bị truyền bệnh thì sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy loài muỗi vằn này có gây bệnh không? Hay tập tính loài muỗi này sinh sống như thế nào.

Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti)

Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) là véc-tơ chính truyền vi-rút Dengue trong cộng đồng. Ở một số địa phương, một số loài muỗi khác có thể cũng truyền vi-rút Dengue nhưng tỉ lệ truyền bệnh là không đáng kể.
Muỗi vằn có nguồn gốc từ Châu Phi nhưng hiện tại nó phân bố rất phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quá trình di cư, nhập cư trên toàn thế giới, sự gia tăng đi lại, buôn bán, giao lưu giữa các khu vực đã đóng góp đáng kể vào sự lan truyền và phổ biến của muỗi vằn sang các châu lục khác trên toàn thế giới.

Sự tăng lên nhanh chóng của dân số toàn cầu, quá trình đô thị hoá gia tăng cũng là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như: nhà ở không đạt tiêu chuẩn, thiếu hệ thống cung cấp nước sạch, quản lý rác thải và vệ sinh kém. Người dân sử dụng nhiều các dụng cụ chứa nước uống, nước sinh hoạt, bao gồm bể, bi, lu, xô chậu, dụng cụ phế thải có nước đọng. Tất cả đã tạo thêm nhiều môi trường sinh sản phù hợp cho muỗi.
Muỗi vằn không mang vi-rút Dengue một cách tự nhiên, nó phải đốt người bị bệnh và nhiễm vi-rút Dengue từ người bị bệnh rồi mới có thể truyền sang cho cộng đồng. Tại Việt Nam, muỗi vằn xuất hiện ở hầu hết các khu vực, bao gồm miền Nam, miền Trung và miền Bắc.

Đặc điểm muỗi Aedes aegypti

Những hình ảnh đẹp ngộ nghĩnh về các loài côn trùng - Diệt côn trùng Anh Thư TPHCMNhững hình ảnh đẹp ngộ nghĩnh về các loài côn trùng - Diệt côn trùng Anh Thư TPHCM
Loài muỗi này có thể dễ dàng nhận dạng nhờ có vằn trắng, các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hoàn toàn, vì vậy thường có tên gọi là “Muỗi Vằn”.
Chu kỳ vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn hình thành trứng: 2-5 ngày.
  • Giai đoạn từ trứng thành lăng quăng (LQ): 1-2 ngày.
  • Giai đoạn từ lăng quăng(LQ) thành nhộng (quăng): 3-4 ngày.
  • Giai đoạn từ nhộng thành muỗi trưởng thành: 1-2 ngày.

Những đặc điểm sinh học quan trọng của  muỗi vằn cần chú ý

Những hình ảnh đẹp ngộ nghĩnh về các loài côn trùng - Diệt côn trùng Anh Thư TPHCM
Muỗi vằn rất thích hút máu người và thường sống ở trong nhà gần người.
Chúng đậu nghỉ ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu, đồ dùng gia đình, trên các lọ hoa, không có con muỗi nào đậu trên vách tường.
Muỗi đánh hơi người nhanh và sà vào là đốt ngay. Muỗi thường hoạt động đốt người vào ban ngày, hoạt động cao điểm vào lúc sáng sớm và chiều tối. Sự tồn tại khá lâu của trứng, chịu đựng được nhiều tháng trong mùa khô.
Các ổ chứa lăng quăng thông thường là:

  • Ổ chứa thiên nhiên hốc cây, thân tre, vỏ ốc, kẽ bẹ lá (thơm, chuối, khóm, môn…) ít khi gặp trên hốc đá.
  • Ổ chứa nhân tạo: lu, hồ, vật chứa, chai lọ, chén bát bể, vỏ xe vứt bừa bãi ngoài vườn, máng xối, lọ hoa trong nhà, hòn non bộ, ghe xuồng, thùng xe.Tóm lại, các ổ chứa rất đa dạng, do con người tạo ra trong và quanh nhà, luôn luôn có mặt và chứa nước, không nhất thiết phải nhiều và không bẩn, thường là những ổ muỗi tồn tại trong mùa khô.

Vòng đời phát triển của muỗi vằn


Vòng đời của muỗi sốt xuất huyết này trải qua 4 giai đoạn gồm: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Muỗi trưởng thành có tuổi thọ từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thuộc vào điều kiện môi trường có thuận lợi hay không. Còn thời gian phát triển cho các giai đoạn cho đến khi trưởng thành sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tuần.

Muỗi vằn sinh trưởng như thế

Muỗi vằn đẻ trứng xuống nước, từ trứng nở ra những ấu trùng ,sau một thời gian thì dần từ nhộng biến thành muỗi và bay lên khỏi mặt nước. – Chúng thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. – Chỉ muỗi cái mới đốt người vì chúng cần protein để đẻ trứng.

Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) thường sinh sống ở đâu?

Môi trường ưa thích của muỗi là ở những khu vực có nhiều người sinh sống (đô thị). Vòng đời của muỗi được mô tả như sau:

  • Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng tại các dụng cụ chứa nước, đặc biệt là nước đọng lại ở trong nhà và khu vực quanh nhà (thùng bỏ không, rác thải, lốp xe hỏng, chai lọ,…)
  • Trứng sau khi nở tiếp xúc với nước. Khả năng sinh tồn của trứng muỗi vằn khá cao, có thể sống trong điều kiện rất khô, và sống trong nhiều tháng liền.
  • Trong môi trường thuận lợi, chỉ sau 1 – 3 ngày trứng sẽ phát triển thành bọ gậy
  • Bọ gậy phát triển thành loăng quăng trong vòng 5 -8 ngày
  • Sau khoảng 2 – 3 ngày tiếp theo, loăng quăng sẽ phát triển thành muỗi non, rồi phát triển thành muỗi trưởng thành.

Chu trình kéo dài từ 10 – 15 ngày và có tính chất lặp lại: muỗi trưởng thành sẽ đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy, loăng quăng ruồi muỗi. Trong suốt quãng đời sinh sống, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.
Những hình ảnh đẹp ngộ nghĩnh về các loài côn trùng - Diệt côn trùng Anh Thư TPHCM
Muỗi trưởng thành thường sống trong những chỗ tối của ngôi nhà (tủ, gậm giường, sau rèm, trong màn). Đó là vì ở những chỗ đó, muỗi có thể tránh gió, mưa, và phần lớn các loài ăn thịt, giúp chúng sống lâu hơn. Chúng thích đẻ trứng trong những dụng cụ chứa nước sạch và những nơi nước đọng ở lốp xe, chậu cây cảnh, dụng cụ phế thải quanh nhà.
Chúng thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. Chỉ muỗi cái mới đốt người vì chúng cần protein để đẻ trứng.Trong bất kỳ môi trường nào đều có sự có mặt của con người, khi muỗi sống càng lâu thì khả năng gây bệnh cho con người càng cao.
Muỗi vằn không chỉ sống ở những nơi mất vệ sinh như ao tù, cống rãnh mà còn có thể xuất hiện trong chính ngôi nhà của bạn như bể nước, bình hoa, nước mưa đọng tại các mảnh vỡ.
Vì vậy, quan tâm vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà thường xuyên để hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Ví dụ như thay nước, rửa dọn vật dụng trong nhà, không để nước lưu quá lâu trong các vật dụng, phun hóa chất diệt muỗi.

By Huỳnh Anh Duy -

Bài Viết Liên Quan

Tin Tức

To top

0786394313
0967691139