Bọ chét là một loại côn trùng gây khó chịu cho các loại động vật. Thường xuất hiện nhiều nhất ở chó, mèo. Chúng sinh sống bằng cách sống kí sinh vào các loại động vật và hút máu để sống. Thân hình bọ chét dài từ 1,5-1,6 mm nhưng bọ chét khỏe phi thường. Vậy liệu diệt bọ chét bằng băng phiến có đem lại hiệu quả không. Chúng ta hãy đi tìm hiểu nhé.

Đặc điểm sinh học

Bọ chét là loài côn trùng nhỏ, con trưởng thành ký sinh trên chim và động vật, là loài côn trùng dễ dàng nhận biết qua màu sắc đặc biệt có màu nâu, có khả năng nhảy, kích thước từ 1-8 mm., không có cánh. Con trưởng thành hút máu trên chim và động vật có vú, dễ dàng nhận ra bởi vì thân hình dẹt, thường có màu nâu ht: 400;”>và có khả năng nhảy rất xa. Con đực và con cái đều hút máu, kích thước từ 1-8mm. một số loài nhỏ có hình bầu dục.
Xung quanh có nhiều chùm lông, bóng, có màu vàng nâu gần như là màu đen. Con trưởng thành thường sống kí sinh, khoảng 94% trên động vật có vú và 6% là trên chim. Ấu trùng dài, không có mắt và chân. Thức ăn chủ yếu là các chất hữu cơ có trong tổ hay trên vật chủ kể cả máu khô mà con mẹ hút cho. Bọ chét thuộc bộ Siphonaptera, có khoảng 2500 loài và phân loài. 239 giống, 15 họ được phân bố trên toàn thế giới. tuy nhiên chỉ có một vài loài có vai trò Y học.
Bọ chét - Những cách diệt bọ chét tự nhiên tại nhà

Con người thường bị bọ chét mèo (Ctenocephalis felis) chích đốt máu nhiều nhất, sau đó là bọ chét chó (Ctenocephalis canis). Bọ chét mèo và chó có thể tìm thấy ở cổ, ở bụng của mèo và chó. Mặc dù một loài có tên là bọ chét người (Pulex irritans) nhưng nó lại ít quan trọng vì loài bọ chét này không thường xuyên lưu lại trên người sau khi chích đốt máu. Vào ban ngày, bọ chét người ẩn náu vào các khe, kẽ, thảm trải nền nhà, chăn, màn, giường, chiếu …

Nếu thường xuyên quét dọn, vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là các phòng ngủ thì có thể ngăn chận được nhiễm bọ chét với số lượng lớn. Các loại bọ chét thường từ đất nhảy lên, chích đốt người từ cẳng chân, phần dễ tiếp cận nhất. Đối với người đang ngủ thì bọ chét có thể tấn công bất kỳ phần nào trên cơ thể. Bọ chét chích đốt gây ngứa ngáy, khó chịu; nếu bị đốt nhiều có thể gây nên dị ứng và viêm da. Các loại bọ chét người, bọ chét mèo, bọ chét chó chích đốt máu thường gây nên mối phiền hà cho con người.

Các loài bọ chét và sự ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe

Bệnh dịch hạch được biểu hiện bằng 3 thể lâm sàng là thể hạch, thể phổi và thể nhiễm trùng máu. Thể hạch có triệu chứng sưng hạch, các hạch bạch huyết chứa đầy vi khuẩn, đặc biệt là hạch ở nách và bẹn; nó thường do bọ chét đã bị nhiễm bệnh truyền sang người; nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể chiếm tới 50%. Thể phổi có những tổn thương tại phổi, nó lây lan rất mạnh do vi khuẩn dịch hạch dễ dàng phát tán từ người bệnh sang người lành qua nước bọt, đờm dãi khi ho hoặc hắt hơi; nếu khi bị mắc bệnh và không được điều trị sớm thì hầu hết tất cả các trường hợp đều tử vong.

Thể nhiễm trùng máu do vi khuẩn dịch hạch xâm nhập vào máu, bệnh nhân tử vong trước khi xuất hiện một trong hai thể hạch hoặc thể phổi.Một loại bọ chét có vai trò truyền bệnh quan trọng có thể gây thành dịch là bệnh dịch hạch. Dịch hạnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đầu tiên dịch hạch xảy ra ở các động vật hoang dại như chuột và các loài gậm nhấm khác.
Bọ chét - Những cách diệt bọ chét tự nhiên tại nhà

Con người có thể bị nhiễm bệnh dịch hạch do bọ chét hút máu động vật mắc dịch hạch và truyền sang cho người qua vết chích đốt. Trước đây, bệnh dịch hạch được gọi là cái chết đen và gây ra các vụ dịch thảm khốc. Dịch hạch hiện nay vẫn còn là bệnh rất nguy hiểm vì nó thường xảy ra rộng rãi ở quần thể của các loài gậm nhấm. Ở vùng nông thôn, miền núi, dịch hạch xảy ra khi con người đi vào và tiếp xúc với các loài động vật hoang dã. Nguy hiểm nhất là những người thợ săn, họ có thể bị bọ chét đã nhiễm bệnh dịch hạch chích đốt trong khi mang vác các động vật vừa giết được.

Ở các đô thị, dịch hạch có thể xảy ra khi chuột sống quanh những khu dân cư bị nhiễm bệnh. Bọ chét chuột (Xenopsylla cheopis) bình thường chích đốt chuột nhưng thỉnh thoảng có thể chích đốt người và truyền bệnh sang cho con người. Khi chuột hay các loại động vật gậm nhấm nhiễm vi khuẩn dịch hạch và bị chết, bọ chét sẽ rời vật chủ, có thể tấn công, chích đốt người và truyền bệnh qua vết đốt. Loài bọ chét người cũng có thể có khả năng truyền bệnh từ người mắc bệnh sang người lành khi bị chích đốt máu. Vì vậy diệt bọ chét bằng băng phiến là một cách khá hiệu quả.

Lựa chọn các biện pháp kiểm soát

phun thuốc

  • Tiêm chủng: phát triển váccin phòng ngừa, dành cho người thường xuyên tiếp xúc với bệnh.
  • Phòng chống bọ chét trực tiếp.
  • Phương pháp sinh học: ví dụ như sử dụng các tác nhân kiểm soát sinh học chẳng hạn như nosema (sinh vật đơn bào) và (ong bắp cày) hymenoptera pteromalid.
  • Sử dụng hóa chấtdiệt bọ chét: phun hóa chất nơi sinh sản và sinh sống của chuột, đặt bả, bẫy với thức ăn cho động vật gặm nhấm; sử dụng Hydrocacbon clo (DDT) và các pyrethroid tổng hợp (permethrin) có hiệu quả cao. Phát triển tính kháng sử dụng thuốc bôi DEET hoặc Permethrin ngâm tẩm quần áo có đủ khả năng bảo vệ con người.
  • Tính kháng đã được báo cáo ở bọ chét mèo, bọ chét người, nhóm loài . Trong các nhóm hóa chất đang sử dụng trên thế giới gồm:Organocholrides, Organophosphate, Carbamates, Pyrethrins và Pyrethroid. IGR (Insect growth regulator) sử dụng chất điều hòa sinh trưởng côn trùng làm ảnh hưởng lên giai đoạn trưởng thành của bọ chét.

Các biện pháp diệt trừ bọ chét

  • Dùng chất xua như DEET bôi vào da và quần áo có thể ngăn cản sự tấn công của bọ chét nhưng các chất xua bôi trên da chỉ có tác dụng một vài giờ.
  • Có thể phòng chống bằng phun hóa chất diệt côn trùng vào các khe, kẽ, góc phòng nơi có mặt bọ chét và ấu trùng.
  • Cũng có thể dùng hóa chất xử lý quần áo và lông động vật.
  • Đối với bọ chét chó và mèo có thể dùng hóa chất, phun, tẩm, gội vào lông của chúng nhưng hết sức cẩn thận không sẽ gây ngộ độc cho chó, mèo.
  • Đối với bọ chét đốt người, chúng không thường xuyên lưu lại trên người sau khi đốt máu mà chúng ẩn vào các khe, kẽ, thảm, chăn, màn, giường, chiếu… cần phải thường xuyên quét dọn nhà cửa, đặc biệt là các phòng ngủ, có thể ngăn cản được sự nhiễm bọ chét với số lượng lớn.
  • Việc phòng chống hiệu quả nhất là phun hóa chất vào đệm, các khe, kẽ ở sàn và giường. Chăn, màn, quần áo, đệm, chiếu cần được giặt sạch.
  • Diệt bọ chét bằng băng phiến là nghiền nát 1 viên long não, hòa vào sữa tắm của thú nuôi với tỉ lệ 1 viên/1 chai 500 ml. Thường xuyên tắm cho thú nuôi ít nhất 2 lần 1 tuần, và luôn giữ xà phòng trên cơ thể chúng ít nhất 15 phút. Bọ chét vào trong nhà thông qua vật nuôi như mèo và chó.
By anhthu -
5/5 - (1 bình chọn)

Bài Viết Liên Quan

Cùng chuyên mục:

Tin Tức

To top

0938040014
0344933669